Vì thế, tôi cố gắng tạo việc làm cho cô bác sớm thoát nghèo, qua đó tập hợp họ tham gia sinh hoạt Hội Nông dân"- chị Nguyễn Thị Kim Phụng - Chi hội trưởng nông dân ấp Phước An, xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) thổ lộ.
Nhớ thuở hàn vi nghèo khó
Học chưa hết bậc phổ thông trung học, ít năm sau chị Nguyễn Thị Kim Phụng ngụ xã Ninh Thạnh lập gia đình. Với bản lĩnh của người thích tự lập, cách nay gần 40 năm, chị Phụng cùng chồng đưa nhau lên ấp 4B, xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) lập nghiệp. Năm 2001, ấp 4B sáp nhập vào xã Phước Ninh cùng huyện và đổi thành ấp Phước An như ngày nay.
Chị Nguyễn Thị Kim Phụng đã sử dụng tiền tích lũy của gia đình mua trao 100 phần quà cho nông dân nghèo; 30 suất học bổng cho con em hội viên khó khăn tổng số tiền trị giá 12 triệu đồng. Ngoài ra hàng tháng, chị nhận nuôi một cụ già neo đơn không nơi nương tựa. Năm 2016, chị được T.Ư Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen về công tác xây dựng Hội và phong trào nông dân; được UBND tỉnh Tây Ninh tặng bằng khen về thành tích sản xuất kinh doanh giỏi.
Cũng như bao hộ đến lập nghiệp ở vùng đất bên lòng hồ Dầu Tiếng lúc bấy giờ, vợ chồng chị Nguyễn Thị Kim Phụng được chính quyền huyện Dương Minh Châu cấp 400m2 đất thổ cư.
Ngoài cất nhà, vợ chồng chị Phụng còn trồng các loại rau màu bán đong gạo nuôi 3 con nhỏ. Do đất bạc màu, lại không có kinh nghiệm sản xuất nên nghề trồng rau màu không có lợi nhuận. Hàng ngày, vợ chồng chị Phụng phải thay nhau đi nhổ mướn củ sắn (mì), làm cỏ mướn lấy tiền đắp đổi qua ngày. Thấy sức khỏe của vợ không đảm bảo nếu cứ kéo dài việc làm mướn, anh Tuấn-chồng chị Phụng quyết định đi học nghè lái xe tải. Có bằng lái, anh động viên vợ ở nhà chăm sóc con để anh đi lái xe mướn cho một chủ xe tải ở Tây Ninh. Tiền lái xe cũng đủ cho vợ nuôi con và chi tiêu hàng ngày trong gia đình. Nhưng cái nghèo thì chưa chấm dứt.
Vào thập niên 80 - 90 (thế kỷ XX) ấp Phước An trở thành nơi tập trung bà con nông dân Việt kiều từ Biển Hồ, bờ sông Mekong... bên Camphuchia hồi hương sinh sống bằng nghề đánh bắt và nuôi thủy sản trong lòng hố Dầu Tiếng. Con cái của số nông dân này hầu hết đều không biết đọc, biết viết. Thấy các cháu mù chữ, chị Nguyễn Thị Kim Phụng lân la hỏi một vài cháu có thích học chữ không và chị nhận ngay câu trả lời của các cháu "rất thích được học".
Thế là chị Phụng rủ hai cháu đến nhà rồi mượn sách giáo khoa của con dạy các cháu bắt đầu học chữ cái, học đánh vần, ghép vần, ghép câu. Thấy chị Phụng mở lớp học dạy chữ cho hai cháu, cha mẹ các cháu khác đến nhà nhờ chị dạy con mình. Thế là "lớp học tình thương" hình thành thu hút 30 cháu con nhà nghèo ấp Phước An đến học.
Thời gian này, chị Phụng đang làm Chi hội trưởng phụ nữ ấp Phước An nên đã báo cáo với Ban chấp hành Hội Phụ nữ xã và được Chủ tịch Hội biểu dương, động viên. "Lớp học tình thương" do chị Phụng tổ chức duy trì tới khi các cháu xóa xong mù chữ và được cắp sách đến trường phổ thông trong xã.
Tấm lòng vì người nghèo
Năm 2010, chị Nguyễn Thị Kim Phụng chuyển từ Chi hội trưởng phụ nữ sang làm Chi hội trưởng nông dân ấp Phước An. Để có việc làm cho các thành viên trong gia đình và tạo nghành nghề thu hút nông dân nghèo trong ấp tham gia sinh hoạt Hội Nông dân, chị Phụng được một người bạn giới thiệu xuống huyện Bến Lức (Long An) gặp một cơ sở sản xuất nhang có uy tín và được chủ cơ sở này hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cùng thị trường tiêu thụ nhang.
Ban đầu, vợ chồng chị và các con sản xuất gia công cho một cơ sở sản xuất nhang. Thấy sản xuất hàng gia công khó thoát nghèo trong khi hội viên, nông dân là bà con Việt kiều hồi hương sống trong ấp lại không có việc làm, chị Phụng cùng chồng đi kiếm thị trường tiêu thụ với ý tưởng mở cơ sở sản xuất nhang do mình làm chủ để tạo việc làm cho hàng trăm lao động trong ấp.
Ý tưởng của chị Phụng nhanh chóng được Hội Nông dân Phước Ninh ủng hộ. Năm 2010, Hội Nông dân tư vấn, hướng dẫn chị thành lập "Tổ liên kết sản xuất nhang" của Chi hội nông dân Phước An. Để "Tổ liên kết sản xuất nhang" thu hút đông thành viên tham gia, Hội Nông dân Phước An chủ động xây dựng Dự án "Hỗ trợ máy se nhang đạp chân" giải quyết việc làm cho hội viên nghèo không chỉ ở ấp Phước An mà cả xã Phước Ninh.
Dự án nhanh chóng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND huyện Dương Minh Châu ủng hộ hỗ trợ không hoàn lại 130 máy xe nhang đạp chân trị giá gần 500 triệu đồng cho các tổ viên trong "Tổ liên kết sản xuất nhang" do chị Nguyễn Thị Kim Phụng làm chủ.
Thông qua nghề se nhang, trên 100 lao động ở các hộ nghèo luôn có việc làm và thu nhập ổn định.
Chúng tôi đến thăm vợ chồng ông Lê Thanh Liêm vừa bước sang tuổi 75, hội viên nông dân sinh hoạt tại chi hội ấp Phước Hội. Vì đông con nên trước đây kinh tế gia đình ông Liêm khá chật vật. Năm 2011 vợ chồng ông tham gia "Tổ liên kết sản xuất nhang" của chị Phụng, được dự án cấp máy se nhang đạp chân thay cho việc thao tác bằng tay.
Nhờ cần cù, chịu khó dù tuổi cao vợ chồng ông Liêm vẫn miệt mài se nhang. Sau mấy năm sản xuất nhang, vợ chồng ông Liêm có vốn tích lũy, năm 2015 ông được Hội Nông dân xã tín chấp vay 15 triệu từ nguồn vốn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm ông sắm liền 2 máy se nhang sử dụng điện và máy trộn bột, trộn màu trị giá 15 triệu đồng/máy để sản xuất nhang thay máy se nhang đạp chân cũ kỹ.
Bà Lâm Thị Có - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Ninh thông tin: "Đến đầu năm 2020 chi hội Phước An có 337 hội viên/341 hộ nông dân, đạt gần 100% hộ nông dân tham gia sinh hoạt ở Hội Nông dân. Cách nay 10 năm Phước An là rốn nghèo ở xã Phước Ninh, nay tỷ lệ hộ nghèo trong ấp chưa tới 1%".
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã