Học tập đạo đức HCM

Chống rụng hoa và trái non cho xoài bằng phân bón nhập khẩu từ Pháp

Thứ bảy - 06/06/2020 20:09
Hiện nay diện tích trồng xoài vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung đang gia tăng nhanh chóng, và xoài là một trong những cây chủ lực trong canh tác cây ăn trái.
Nhà nông luôn mong muốn xoài ra hoa và đậu quả. Ảnh: Thành Tín.

Nhà nông luôn mong muốn xoài ra hoa và đậu quả. Ảnh: Thành Tín.

Xoài là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao và là nguồn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Thời điểm hiện tại các nông dân đang trồng nhiều giống xoài mới, chất lượng ngon. Tuy nhiên, vấn đề rụng hoa và trái non đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất.

- Một số nguyên nhân rụng trái và hoa trên xoài:

+ Tỷ lệ thụ phấn cao khi gặp điều kiện thuận lợi như trời nắng ấm và khô ráo, nhưng khi thời tiết không thích hợp như: nóng, lạnh, mưa dầm, gió mạnh, độ ẩm cao,… sẽ ảnh hưởng đến sự thụ phấn của hoa, thời tiết bất lợi cũng cản trở lớn đến hoạt động thụ phấn của côn trùng, làm cho sức sống hạt phấn kém, hoa khó thụ phấn.

+ Những cây xoài lớn tuổi thường bị kiệt sức sau một vụ mang trái quá nhiều, nếu cây thiếu chăm sóc hoặc cây thiếu dinh dưỡng thì tỷ lệ ra hoa và đậu trái càng thấp. 

+ Một yếu tố cũng rất quan trọng là yếu tố di truyền, cây nào cuống to ít rụng trái hơn.

+ Vườn trồng xoài thiếu nước và dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn đến rụng hoa và trái non.

+ Thiếu vi lượng Bo ở giai đoạn tạo mầm hoa và giai đoạn trái còn nhỏ cũng là nguyên nhân chính làm sức sống hạt phấn yếu, tỷ lệ thụ phấn thấp, hoa và trái non dễ bị rụng.

+ Ngoài ra còn một nguyên nhân quan trọng khác cũng ảnh hưởng đến rụng hoa và trái non là sâu và bệnh, nghiêm trọng nhất là bệnh thán thư trên xoài.

 - Cách khắc phục hiện tượng rụng hoa và trái xoài:

+ Thường xuyên cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho cây xoài trong thời gian cây ra hoa và mang trái. Trong giai đoạn này nếu thiếu hay thừa nước và dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến khả năng rụng hoa và trái.

+ Sau khi thu hoạch nên cắt tỉa cành sâu, bệnh, cành già, đồng thời bón phân đầy đủ và cân đối phân Đạm, Lân và Kali, bổ sung các loại phân bón có các trung - vi lượng như: Canxi, Magiê, Bo, kẽm...  

+ Không quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong giai đoạn cây xoài đang ra hoa, làm ảnh hưởng đến côn trùng thụ phấn hoa.

+ Phun phân bón lá vi lượng BOROZINC có chứa Bo-Kẽm cao cấp nhập khẩu từ Pháp khi ra đọt non và khi chồi hoa ra khoảng 20 - 25cm, giai đoạn tượng trái non cũng cần phun BOROZINC để tăng cường sức sống hạt phấn, làm tăng tỷ lệ đậu trái, giúp giảm đáng kể hiện tượng rụng hoa và trái non.

Phun Borozinc khi chồi hoa ra khoảng 20 - 25 cm.

- Cách sử dụng phân bón lá vi lượng BOROZINC:

+ BOROZINC là phân bón lá vi lượng có chứa Bo và Kẽm với hàm lượng rất cao, đây là phân bón lá vi lượng dễ tiêu, nhập khẩu hoàn toàn từ Pháp.

+ Thành phần: Bo (B): 130.000 ppm (13%); Kẽm (Zn): 40.000 ppm (4%); Ẩm độ: 1%.

+ Bo là hoạt chất rất quan trọng đối với cây trồng trong quá trình ra hoa và đậu quả. Bo có sẵn trong đất nhưng cần phải bổ sung khá nhiều trong mỗi đợt thu hoạch, việc thiếu hay thừa Bo cũng ảnh hưởng đến cây trồng.

+ BOROZINC là sản phẩm cao cấp nhập khẩu từ Pháp, sản phẩm rất ôn hòa, ít gây mẫn cảm đối với cây trồng khi cây sinh trưởng mạnh nhất là lúc xoài đang ra hoa và đậu trái non.

+ BOROZINC tan nhanh và hoàn toàn trong nước giúp cho lá cây hấp thu nhanh chóng và triệt để nhất.

+ Pha 200 – 400 gr/phuy 200 lít, hoặc pha 25  - 50 gr cho bình 25 lít phun trên lá một lần trước khi ra hoa và một lần sau khi hoa nở, giúp chuỗi hoa kéo dài, làm chồi hoa lớn, khả năng đậu trái được tốt, sau khi đậu quả trái lớn nhanh, tránh hiện tượng rụng trái, rụng hoa, thối trái, thối hạt…

+ Phun thêm một lần sau khi đậu trái, giúp trái non bị méo mó do thiếu Bo sẽ làm cho trái thẳng, đẹp, sẽ giúp đậu trái tốt hơn, lớn nhanh hơn tránh nứt trái về sau.

+ Lưu ý: Tránh phun BOROZINC giai đoạn hoa đang nở rộ. 

Theo KS TRẦN THÀNH TÍN/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập356
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm347
  • Hôm nay42,897
  • Tháng hiện tại839,595
  • Tổng lượt truy cập90,902,988
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây