Học tập đạo đức HCM

DN thủy sản: Chật vật vì thuật ngữ "sơ chế" hay "chế biến"

Thứ hai - 06/07/2020 10:43
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) hiện tại, chưa có quy định phân biệt cụ thể thế nào là sơ chế, chế biến, sản phẩm nào sẽ được coi là “sản phẩm khác với nguyên liệu đầu vào”. Do đó, nhiều doanh nghiệp bị áp 20% thuế thu nhập doanh nghiệp một cách “oan uổng”.

Cụ thể, theo văn bản kiến nghị gửi các cơ quan chức năng mới đây của VASEP, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến thuỷ sản bị áp mức thuế suất cho hàng thủy sản là sơ chế với mức thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 20%.

Tuy nhiên, theo nhận định từ phía VASEP, các mặt hàng đầu ra của các DN nêu trên đa số là các sản phẩm đã qua chế biến. Như vậy, mức mức thuế suất TNDN được phép áp dụng trong trường hợp này chỉ là 15%.

Được biết, theo Công văn số 1981/BTC-TCT ngày 13/2/2018 của Tổng cục Thuế trả lời về chính sách thuế TNDN gửi UBND tỉnh Kiên Giang đã giải thích:

"Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên liệu thủy sản, sau đó sơ chế thông thường (chưa chế biến thành sản phẩm khác so với nguyên liệu đầu vào) rồi đem bán thì thu nhập từ hoạt động này không phải là thu nhập từ hoạt động chế biến thủy sản nên không được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với hoạt động chế biến thuỷ sản.

Doanh nghiệp thủy sản “chật vật” vì thuật ngữ - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp không được công nhận là sản phẩm "chế biến" mà chỉ là "sơ chế" dẫn đến việc bị áp 20% thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp có thực hiện quy trình gia công, tiếp nhận nguyên liệu thuỷ sản từ bên thuê gia công, sau đó thực hiện các công đoạn sơ chế thông thường (chưa chế biến thành sản phẩm khác so với nguyên liệu đầu vào) thì thu nhập từ hoạt động nhận gia công này không phải là thu nhập từ hoạt động chế biến thuỷ sản nên không được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với hoạt động chế biến thuỷ sản".

Tuy nhiên, theo đánh giá từ phía VASEP, Công văn số 1981/BTC-TCT hoặc bất cứ văn bản hiện hành nào có liên quan vẫn chưa quy định, giải thích rõ ràng thế nào là sơ chế, chế biến, sản phẩm nào được coi là "sản phẩm khác với nguyên liệu đầu vào".

Trong khi đó, hiện nay, hoạt động chế biến của DN thủy sản gồm 3 dạng: Chế biến từ sản phẩm tươi sống để xuất khẩu, chế biến từ sản phẩm tươi sống thành sản phẩm chín, chế biến từ nguyên liệu có pha trộn gia vị phụ liệu.

Tuy nhiên, khi thanh tra, kiểm tra các DN chế biến thủy sản, các cơ quan quản lý ngành thuế đều không công nhận là sản phẩm "chế biến" mà chỉ là "sơ chế". Điều này khiến tỷ lệ phải nộp thuế của các DN thủy sản hiện tại đều là 20%.

Do vậy, VASEP đã có đề nghị Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chỉ đạo việc ban hành văn bản (mang tính pháp quy) để các mặt hàng, nhóm mặt hàng thủy sản của DN thuộc danh mục là hàng chế biến, thay vì hiện nay không có quy định rõ ràng nào.

Được biết, dịch Covid-19 trên thế giới chưa được khống chế tiếp tục ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường trong quý II. Sau khi giảm 16% trong tháng 5, xuất khẩu thủy sản trong tháng 6 tiếp tục giảm 10%, ước đạt 626 triệu USD.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt trên 3,5 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cá tra giảm sâu nhất 31%; cá ngừ và mực bạch tuộc đều giảm 20%, các loại cá biển khác giảm nhẹ 2%; chỉ có tôm giữ được mức tăng khiêm tốn gần 3%.

Về thị trường, tính đến hết tháng 6, xuất khẩu thủy sản sang Liên minh Châu Âu giảm sâu nhất 35%, sang Mỹ giảm 6%, sang ASEAN giảm 17%, sang Hàn Quốc giảm 9%, Trung Quốc giảm 3% và sang Nhật giảm 5%. Chỉ có một vài thị trường như Anh và Canada tăng nhẹ nhập khẩu từ Việt Nam, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Theo dự báo từ phía VASEP, trong vài tháng tới, thương mại thủy sản trên thị trường thế giới sẽ chưa có dấu hiệu lạc quan khi dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp tại các thị trường lớn Mỹ, EU, Trung Quốc. Tuy nhiên, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ 1/8 tới được kỳ vọng là một "cú hích" cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong những tháng cuối năm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập234
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm233
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại734,138
  • Tổng lượt truy cập90,797,531
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây