Học tập đạo đức HCM

Doanh nghiệp kêu trời vì hàng chục container hồ tiêu bị kẹt ở Nepal

Thứ hai - 13/07/2020 21:29
58 container hồ tiêu Việt Nam xuất sang Nepal đang bị kẹt tại cảng nước này và ở biên giới Nepal - Ấn Độ, khiến các doanh nghiệp có nguy cơ tổn thất không nhỏ.
Thu hoạch hồ tiêu ở Bình Phước. Ảnh: Trần Trung.

Thu hoạch hồ tiêu ở Bình Phước. Ảnh: Trần Trung.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), hiện nay có 58 container hạt tiêu của 13 doanh nghiệp Việt Nam đang bị mắt kẹt hàng tháng trời ở cảng Birgunj (Nepal) và tại cảng Kolkata (biên giới Nepal - Ấn Độ), tổng trị giá trên 3 triệu đô la Mỹ.

Nguyên nhân là do vào ngày 25/3/2020, Chính phủ Nepal đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu 5 mặt hàng, trong đó có hồ tiêu. Lệnh cấm này có hiệu lực từ ngày 6/4/2020 và không áp dụng cho LC mở trước ngày 29/3/2020.

Điều này đồng nghĩa với việc những lô hàng hồ tiêu hàng đã xuất trước ngày 29/3/2020 vẫn được Chính phủ Nepal cho phép nhập khẩu bình thường.

Thông tin từ các nhà nhập khẩu hồ tiêu Nepal cũng cho hay, lệnh cấm trên chỉ áp dụng với những lô hàng vận chuyển đến Nepal sau ngày 29/3/2020, còn những lô hàng xuất trước đó vẫn được cho nhập bình thường.

Thế nhưng, sau khi các lô hàng hồ tiêu từ Việt Nam (xuất trước ngày 29/3/2020) đến Nepal, nhà xuất khẩu Việt Nam yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán, thì các nhà nhập khẩu Nepal thông báo rằng họ không có giấy phép nhập khẩu từ chính phủ nên các ngân hàng Nepal không chấp nhận thanh toán.

Trước tình hình đó, các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu đã liên hệ với Bộ Công Thương, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ để nhờ hỗ trợ xin tái xuất các container hồ tiêu nói trên về Việt Nam.

Trước đề nghị của các doanh nghiệp, Bộ Công Thương Việt Nam đã gửi công hàm tới Chính phủ Nepal đề xuất thông quan các lô hàng hạt tiêu bị mắc kẹt hoặc tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp tái xuất các lô hàng này về Việt Nam.

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ cũng nhiều lần trao đổi trực tiếp với Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại, Công nghiệp và Vật tư nước Nepal về vấn đề này.

Tuy nhiên, đã gần một tháng trôi qua nhưng vụ việc dường như vẫn dậm chân tại chỗ bởi nhiều thủ tục phiền hà, thiếu hợp tác giữa các Bộ, ngành của Nepal, khiến cho nhiều doanh nghiệp lo lắng liệu Nepal có thiện chí để trả các lô hàng này về Việt Nam hay không?

Một doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu sang Nepal có lô hàng đang bị kẹt, bức xúc: “Doanh nghiệp chúng tôi không hề có bất kỳ lỗi nào trong lệnh cấm của Chính phủ Nepal. Bởi các lô hàng của chúng tôi đều xuất đi trước khi lệnh cấm được ban hành.

Trường hợp khi hàng đến nơi mà chính phủ nước sở tại không cho phép nhập thì phải cho chúng tôi được phép tái xuất hàng về. Hiện nay doanh nghiệp chúng tôi như ngồi trên đống lửa bởi lô hàng đã nằm trên 3 tháng tại cảng Birgunj.

Đã hơn 2 tháng nay, chúng tôi yêu cầu nhà nhập khẩu làm các thủ tục để tái xuất các container hồ tiêu về Việt Nam cho chúng tôi nhưng dường như mọi việc không tiến triển gì.

Chúng tôi đang phải hoạt động cầm chừng bởi bao nhiêu vốn liếng đều dồn hết vào các container hàng này, phải đối mặt với nhiều khó khăn bởi tiền lãi suất quá hạn từ ngân hàng, tiền phí lưu container, lưu bãi tăng lên cấp số nhân theo mỗi ngày và nguy hiểm hơn là chất lượng hàng bị mốc hỏng, khi phải nằm tại cảng quá lâu.

Trường hợp nước nhập khẩu không trả lại hàng chúng tôi buộc phải phá sản doanh nghiệp”.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Nepal và Ấn Độ đang tăng trở lại mỗi ngày, Chính phủ Ấn Độ lại đang tái áp dụng lệnh phong tỏa một số bang, càng khiến cho các doanh nghiệp có lô hàng hồ tiêu sang Nepal đang bị kẹt, không biết khi nào các lô hàng trên sẽ được tái xuất ra.

Hơn 3 triệu USD là khoản tiền không nhỏ đối với các doanh nghiệp hồ tiêu, nhất là trong thời buổi khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Trước tình hình đó, VPA và các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan, có các biện pháp can thiệp với Chính phủ Nepal để hỗ trợ giải cứu các container hàng hạt tiêu đang mắc kẹt dài ngày tại cảng Birgunj (Nepal), giúp các doanh nghiệp sớm được tái xuất các lô hàng này trở lại Việt Nam.

Theo Trần Thanh Sơn/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập157
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại907,997
  • Tổng lượt truy cập90,971,390
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây