Học tập đạo đức HCM

Kiên Giang: Nở rộ nghề nuôi chim tiền tỷ, năm 2020 hơn 2.800 nhà yến "hái" 17 tấn tổ yến thu 200 tỷ đồng

Thứ ba - 23/02/2021 23:03
Ngành nuôi yến của tỉnh Kiên Giang đang trên đà phát triển nhanh, đem lại nguồn thu nhập cao cho người nuôi. Nhưng để duy trì, phát triển bền vững, cần có giải pháp quy hoạch vùng nuôi hợp lý và chiến lược xây dựng thương hiệu yến sào Kiên Giang bài bản.

Nở rộ nghề nuôi yến

Theo ông Ðỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Kiên Giang, nghề nuôi chim yến với mục đích thương mại đã xuất hiện từ năm 2003 trên địa bàn tỉnh. 

Trong khoảng 7 năm trở lại đây, nghề nuôi yến này phát triển khá mạnh với nhiều loại hình, quy mô. Hiện toàn tỉnh Kiên Giang có 2.860 nhà nuôi yến, tập trung nhiều nhất ở TP Rạch Giá, TP Hà Tiên, huyện Hòn Ðất, huyện Kiên Lương.

Theo đó, tổng sản lượng tổ yến cả tỉnh Kiên Giang năm 2020 đạt trên 17 tấn, giá trị khoảng 200 tỉ đồng.

Kiên Giang: Nở rộ nghề nuôi chim tiền tỷ, năm 2020 hơn 2.800 nhà yến "hái" 17 tấn tổ yến thu 200 tỷ đồng - Ảnh 1.

Sơ chế tổ yến tại Cơ sở sản xuất Yến sào Du Long của anh Trần Quốc Phương, phường Vĩnh Lạc, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Anh Trần Ðông Mẫn, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Hồng Châu Yến, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, cho biết: Gia đình đầu tư 3 nhà nuôi yến, hiện đã cho thu hoạch khoảng 10kg tổ yến/tháng, mang về nguồn thu nhập rất tốt. 

Ngoài ra, anh Mẫn còn thu mua tổ yến của 20 hộ với sản lượng từ 60-100kg tổ yến để sơ chế, tiêu thụ.

Chị Ðoàn Thị Phương Dung, ấp Hòn Trẹm, xã Bình An, huyện Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang), chia sẻ: Gia đình tôi nuôi yến được 5 năm, mỗi tháng thu hoạch 2-3kg. Nếu bán tổ yến thô thì giá bán từ 20-25 triệu đồng/kg, thì khi làm sạch, đóng hộp tổ yến có giá 35-40 triệu đồng/kg.
 

Tuy nhiên, theo các chủ nhà nuôi chim yến, việc mua bán sản phẩm tổ yến trên địa bàn tỉnh Kiên Giang chưa có thị trường ổn định, chưa mang lại giá trị gia tăng cao vì chủ yếu chỉ xuất khẩu thô hoặc mua bán nội địa. 

Ða số tổ yến đều chưa được truy xuất nguồn gốc. Số lượng nhà yến tăng nhanh, nhưng không ít nhà yến không có yến vào làm tổ hoặc chất lượng tổ yến không cao.

Anh Phạm Công Dụng, ngụ ấp Thuận Tiến, xã Bình Sơn, huyện Hòn Ðất (tỉnh Kiên Giang) đầu tư hơn 1,5 tỉ đồng để xây dựng nhà nuôi yến. 

“Hiện mỗi tháng tôi thu hoạch khoảng 1kg tổ yến, nhưng tổ xấu nên thương lái ép giá chỉ mua 14 triệu đồng/kg. Khó khăn hiện nay nữa là chim yến bỏ đi nhiều, chỉ ở lại khoảng 10% so với số yến con nở ra. Ngoài ra, nhà yến cũng thường bị rắn, chim cú, gián, thằn lằn…đột nhập vào ăn tổ yến, nên tổ yến không lành lặn mà vẫn chưa có cách xử lý” - anh Dụng lo lắng.

Cần phát huy chuỗi giá trị tổ yến

Anh Trần Quốc Phương, ngụ tại C1-15 Phạm Hùng, phường Vĩnh Lạc, TP Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), cho biết: “Gia đình tôi mỗi tháng thu hoạch được 15kg tổ yến, thu mua sơ chế thêm từ các hộ khác khoảng 300kg tổ yến. 

Nhưng đa phần là mua bán tổ yến qua các đầu mối. Tôi mong sao lãnh đạo bộ, ngành, địa phương quan tâm xúc tiến việc đàm phán để tiến tới xuất khẩu tổ yến chính ngạch không chỉ sang Trung Quốc mà còn ra các nước khác để gia tăng giá trị sản phẩm, để nghề nuôi chim yến của Kiên Giang phát triển tốt hơn, người nuôi yến yên tâm hơn”.
Hiện tại, để sản phẩm yến sào có sức cạnh tranh trên thị trường, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh Kiên Giang đã chọn hướng phát triển thị trường gắn với đa dạng hóa sản phẩm. 

Năm 2020, sản phẩm yến sào của Doanh nghiệp tư nhân Hồng Châu Yến được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận độc quyền thương hiệu yến sào Hồng Châu Yến, đồng thời được cơ quan độc lập chứng nhận đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. 

“Ðây được xem là bước ngoặt đánh dấu bước phát triển của doanh nghiệp Hồng Châu Yến trên thị trường yến sào. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng thường xuyên tham gia các hội chợ thương mại, hội thảo khoa học nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường cho mặt hàng yến sào” - anh Trần Ðông Mẫn, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Hồng Châu Yến, phấn khởi cho biết.

Xây dựng thương hiệu cho yến sào Kiên Giang, ông Nguyễn Xuân Niệm, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang, đề xuất, để đảm bảo phát triển nghề nuôi yến bền vững về lâu dài, cần xây dựng và phát triển thương hiệu yến sào ngay bây giờ, giúp mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu tổ yến. 

Hiện toàn tỉnh Kiên Giang có 20 doanh nghiệp, hộ cá thể đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận độc quyền thương hiệu yến sào. 

“Hiện tỉnh Kiên Giang đang có chính sách hỗ trợ 70% chi phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ cho các doanh nghiệp, hộ cá thể; hỗ trợ 100% chi phí đối với đăng ký nhãn hiệu tập thể. Tổ chức, doanh nghiệp, hộ cá thể có thể liên hệ với Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang để được tư vấn” - ông Nguyễn Xuân Niệm chia sẻ.

Theo bà Ðỗ Tú Quân, Chi hội trưởng Chi hội Nhà yến Việt Nam, tỉnh Kiên Giang có nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa nghề nuôi chim yến và đang có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc (thị trường tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới). 

Nhưng để phát triển bền vững, đạt được hiệu quả kinh tế cao, ngành nuôi chim yến cần được quy hoạch rõ ràng. 

"Song song đó, phải có cơ chế quản lý và thúc đẩy sự liên kết theo chuỗi sản phẩm từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm tổ yến. Trong đó, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tổ yến đóng vai trò định hướng, điều tiết thông qua việc đặt hàng, hạn chế tình trạng phát triển nuôi chim yến ồ ạt dẫn đến dư thừa, làm hạ giá thành tổ yến…", bà Đỗ Tú Quân, Chi hội trưởng Chi hội Nhà yến Việt Nam.

Theo danviet.vn
https://danviet.vn/kien-giang-no-ro-nghe-nuoi-chim-tien-ty-nam-2020-hon-2800-nha-yen-hai-17-tan-to-yen-thu-200-ty-dong-20210224011008158.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập200
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại872,281
  • Tổng lượt truy cập90,935,674
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây