Học tập đạo đức HCM

Người hiểu được tiếng của gà, của lợn

Thứ sáu - 21/05/2021 03:15
Gà vui kêu chóc chóc, bới xẹt xẹt rồi nằm xuống phủ đất lên còn lợn vui kêu ụt ụt, chủ kỳ cọ, gãi cổ, gãi lưng là nằm xuống ngoan như chó con…
Vợ chồng anh Thanh vui với thành quả lao động. Ảnh: Dương Đình Tường.

Vợ chồng anh Thanh vui với thành quả lao động. Ảnh: Dương Đình Tường.

Mắt sáng không lấy lại chọn mắt mù

Kỳ nhân khiếm thị Lục Văn Thanh ở thôn Kim Chòi xã Đồng Tân (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) đã nói với tôi như vậy. Sinh ra trong gia đình Nùng có 9 anh em, lúc 3 tuổi anh chẳng may bị lên sởi nên đôi mắt dần chìm vào trong bóng tối.

Bố mẹ mất sớm, lớn lên anh sống cùng người em trai chưa vợ trong ngôi nhà nát, lăn lộn bằng đủ thứ nghề, từ đóng gạch, đào giếng, chăn lợn đến ươm cây giống, bởi mù nên nghề nào cũng vất vả cả. Đào giếng thì người mắt sáng ở trên kéo đất còn người mắt mù ở bên dưới đào, mỗi cái sâu hơn 10m phải làm 4-5 ngày mới xong.

Còn chị Nguyễn Thị Hiền là người Kinh ở ngoại thành Hà Nội, mới cưới nhưng chồng lại bỏ đi mất tích sau những ngày bị ngơ ngẩn vì theo môn võ bí hiểm có tên gọi quyền thề. Một bận lên nhà chị gái anh Thanh chơi và được giới thiệu: “Nhà tôi có hai cậu, đến gặp thích lấy ai thì lấy!”.

Chị đến, một ngôi nhà trình tường đất ba gian, mái dột nát thấy cả những khoảng trời bên ngoài bởi người em mắt tinh nhưng không chịu sửa còn người anh mắt mù thì mải tối ngày đi kiếm cơm. Duyên số run rủi thế nào chị lại chọn anh: “Phần bởi ông trời đã định, phần bởi tôi nghĩ mình xấu thì lấy người xấu thôi chứ không dám ước mơ gì!”.

Vợ chồng anh Thanh cùng nhau quây cót để chuẩn bị úm gà. Ảnh: Dương Đình Tường.

Vợ chồng anh Thanh cùng nhau quây cót để chuẩn bị úm gà. Ảnh: Dương Đình Tường.

Biết con gái mình chuẩn bị lấy một người khiếm thị, mẹ chị đã khuyên: “Tao đã khổ vì lấy phải người chồng bệnh tật, suốt ngày chạy chợ để kiếm miếng ăn, mày lại lấy phải thằng mắt kém thì còn khổ nữa”. Chị trả lời, số phận con đã thế rồi, không thay đổi được.  

Năm 1999 họ cưới nhau. Lúc đó trong nhà không xe máy, xe đạp chỉ có hai tạ thóc cùng đôi lợn là có giá. Trời lấy đi của anh đôi mắt nhưng bù lại đôi tai rất thính nhạy và anh vận dụng chúng vào việc nuôi lợn rất tài tình.

“Hễ đói là chúng kêu, không chịu nằm yên tôi lại cho ăn. Hễ nóng là chúng thở mạnh, tôi lại múc nước từ cái giếng sâu hơn 10m lên mà kỳ cọ, gãi lưng; chúng kêu ụt ụt, nằm xuống ngoan như chó con là đang vui đấy. Hễ lạnh thì tôi lại lấy những tàu lá chuối khô treo thành lớp phủ lên lưng chúng để tạo ổ ấm”...

Anh sờ để biết lợn béo hay gầy, hễ lưng nhô lên như cái sống dao là gầy, còn phẳng để được bát nước lên không đổ là béo, có thể xuất chuồng. Bán lợn anh đong gạo, phần tiền thừa lại mua giống nuôi tiếp.

Cưới rồi, anh chị mua vôi, đá mạt về tự đóng 7.000 viên gạch ba banh, xây xong nhà thì nợ mất đúng 45 triệu. Thế rồi ba đứa con, 1 trai, 2 gái lần lượt ra đời khiến cho họ phải bươn bả hơn. Không chỉ là nuôi đôi lợn thịt như hồi còn độc thân, anh chuyển sang nuôi lợn nái với những kỹ thuật phức tạp hơn hẳn.

Vợ chồng anh Thanh đang trải trấu để lót chỗ úm gà. Ảnh: Dương Đình Tường.

Vợ chồng anh Thanh đang trải trấu để lót chỗ úm gà. Ảnh: Dương Đình Tường.

Anh phải nhờ người em kết nghĩa phụ trách trại lợn của doanh trại bộ đội gần đó hướng dẫn. Lúc đầu, người em tiêm thì anh lấy tay đo từ tai đến cổ lợn xem khoảng cách bao nhiêu. Rồi người em dạy những triệu chứng bệnh thì anh cố nhớ nằm lòng để tự điều trị.

Mắt không nhìn thấy nên anh phải nhờ vợ xem phân lợn rồi mô tả cho mình: “Màu xi măng là bị thương hàn; màu trắng là bị Ecoli; màu đen loãng là bị rối loạn tiêu hóa…”. Mỗi thứ bệnh anh lại kê một loại thuốc.

Có bận lợn đẻ tới 18 con trong khi chỉ có 12 vú, như người ta thì phải bán số thừa ấy rẻ như cho nhưng anh giữ lại, đóng hai cái cũi để san ra làm hai đàn. Bắt từng con đàn thứ nhất cho vào bú mẹ rồi chờ một lúc lại bắt từng con của đàn thứ hai. Lợn mẹ không đủ sữa thì mua thêm sữa ngoài.

Anh Thanh đang san trấu lót chỗ úm gà. Ảnh: Dương Đình Tường.

Anh Thanh đang san trấu lót chỗ úm gà. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chăn 3 con lợn nái cùng với 30 con lợn thịt, anh là người đi đầu trong bản về làm kinh tế. Lãi vài chục đến cả trăm triệu/năm giúp cho họ mua thêm đất, nuôi con ăn học. Đùng cái xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, lợn chết trắng chuồng đã chán nhưng không bằng đận nhà nhà, người người nuôi lợn nên giá xuống chỉ còn 18.000 đồng/kg.

Bán 30 con tổng trên 3 tấn, cầm tiền mà anh rớt nước mắt như vừa bị mất cắp, quyết chuyển sang nuôi gà, từ 500 con sau lên 1.000, 1.500, 2.000 rồi 7.000 con với những giống lai Mía, lai Hồ.

Mùa đông, anh thắp điện sưởi cho gà, sờ thấy chúng nằm thành một vòng tròn, quay đầu về phía bóng đèn, im lặng là no, còn kêu toáng, chạy vấp cả vào chân người, đi đâu theo đấy là đói. Nằm duỗi chân là khỏe còn co chân là yếu.

Kêu khịt khịt là sắp mắc bệnh. Lần theo bao nhiêu tiếng kêu là bấy nhiêu con ốm, sờ vào là thấy mỏ vểnh, cổ vươn, chân lạnh thì bắt riêng ra mà chữa. Chăn nuôi giỏi có tiếng nên dân bản bảo: “Thằng Thanh mù mà làm còn hơn nhiều thằng sáng mắt, được cả Chủ tịch tỉnh tặng bằng khen”.

"Tôi cứ một tai ghi, một tai lọc. Câu nào có ý nghĩa thì nhớ còn không bỏ ngoài tai nên chẳng đôi co với ai bao giờ".

Theo Anh Thanh/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập229
  • Hôm nay34,439
  • Tháng hiện tại901,950
  • Tổng lượt truy cập90,965,343
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây