Học tập đạo đức HCM

Nuôi loại chim quý, giá bán cao

Thứ hai - 21/10/2024 23:19
Chim trĩ 7 màu là loài chim có giá bán đắt đỏ, vật nuôi này đang được ông Hoàng Văn Thường ở thôn Kim Sơn, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nuôi thành công. Từ 6 cặp chim giống ban đầu đến nay trang trại đã phát triển lên hàng trăm con, thu nhập trăm triệu đồng mỗi năm.
Mạnh dạn thử nghiệm giống mới
Chim trĩ là giống hoang dã nhưng đã được thuần dưỡng nuôi phổ biến  để lấy thịt, trứng như các loài gia cầm thông dụng. Nhưng để nuôi làm cảnh thì thường lựa chọn giống chim trĩ  7 màu bởi đây là vật nuôi được biết đến như là một trong những loài chim đẹp nhất thế giới. Đồng thời cũng là một giống chim được giới săn chim cảnh mê mẩn.  Trước đây, việc sở hữu giống chim này hết sức khó khăn nhưng bây giờ đã dần phổ biến. Nhưng không phải ai cũng dám bỏ tiền ra để mua giống về nuôi vì giá rất đắt đỏ, mỗi cặp chim giống 5-6 triệu đồng. Thế nhưng, với suy nghĩ “đắt thì xắt ra miếng” ông Hoàng Văn Thường ở thôn Kim Sơn, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh đã mạnh dạn mua giống về nuôi thử.

 
hinh 1 1
Chim trĩ 7 màu được xem là loài chim quý, có giá bán cao

Ông Thường kể: Năm 2018, trong một lần có dịp ra miền Bắc, ông đã được chứng kiến mô hình nuôi chim trĩ làm cảnh rất đẹp, dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vốn cũng có thú nuôi chim từ trước, nên ông Thường rất tâm đắc về mô hình này. Sau lần đó, ông quyết định xây dựng chuồng trại và mua 6 cặp chim giống về nuôi với giá  30 triệu đồng.

Trên diện tích 100 m2 đất vườn làm các ô chuồng kiên cố, liền kề nhau, mỗi ô chuồng rộng khoảng 2m2, được bao xung quanh bằng lưới thép B40, phía trên có lợp mái tôn tránh chim bay ra ngoài, phía trong chuồng bắc các thanh gỗ hay cành cây ngang cho chim đậu; phía dưới là nền cát hút nước tốt để chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo và hạn chế dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường.

“Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm chăm sóc chim trĩ nên tôi cũng rất lo lắng, nhưng được người con trai hỗ trợ về cách tham gia các hội nhóm chăn nuôi chim trĩ trên kênh mạng xã hội và xem các mô hình đã nuôi ở nhiều địa phương khác, tôi đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm để áp dụng chăm sóc đàn chim tốt hơn.”. Ông Thường chia sẻ.
 
hinh 2 1
Chuồng nuôi được xây dựng kiên cố, các ô liền kề nhau  
 
"Loài chim trĩ này khi mua về đã được thuần hóa và nuôi nhốt hoàn toàn. Khi nắm vững được kỹ thuật thì cách chăm sóc chúng không quá cầu kì, nhưng đây cũng là động vật nhạy cảm, sức đề kháng kém. Do vậy, bên cạnh việc lựa chọn con giống đảm bảo, cần vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi hằng ngày, thức ăn, đặc biệt là chúng cũng cần tiêm phòng đầy đủ như gà, vịt". Ông Thường cho biết thêm.

Sau gần 2 năm, chim trĩ  đã thích nghi, phát triển tốt và bắt đầu sinh sản. Ở giai đoạn chim trưởng thành có thể thả mỗi ô chuồng 5-7 con nhưng vào giai đoạn sinh sản, để chim đẻ trứng, ông Thường lựa chọn con trống đẹp, khỏe  ghép 1 chim trống với 3 chim mái, mỗi chim mái cho từ 20-25 quả trứng trong vòng 3 tháng (từ tháng 3 đến tháng 6). Do chim không biết ấp, nên qua tìm hiểu, ông đã đầu tư mua máy ấp trứng công nghiệp cỡ nhỏ, bảo đảm nguồn nhiệt ổn định, giúp tỷ lệ trứng nở đạt gần 70%.

Đầu tư ít, lợi nhuận cao
Nhờ biết cách chăm sóc nên chim con sinh ra khỏe mạnh, thích nghi tốt, nhanh lớn. Năm 2020, ông Thường đã nhân giống lên được 15 cặp và tiếp tục mở rộng quy mô chuồng trại lên 300 m2 bằng cách cải tạo lại chuồng nuôi gà trước kia để nuôi giống chim trĩ quý này.

 Đến năm thứ 3, mô hình chim trĩ bắt đầu đem lại thu nhập ổn định cho gia đình khi các lứa chim con ra đời, được chăm sóc phát triển tốt, ông Thường bắt đầu quyết định bán chim giống.

Ông Thường cho biết: "Sau khi ấp nở, con giống ở độ tuổi từ 1 - 3 tháng được bán ra với giá 1,6 triệu đồng/cặp; từ 4 - 7 tháng tuổi có giá 2,2 triệu đồng/cặp; chim trưởng thành khoảng 2 năm, trọng lượng 1,5-2kg/con có giá 6 triệu đồng/cặp. Tính đến nay, ngoài tăng đàn giữ lại nuôi 200 con, trong đó có 50 cặp chim bố mẹ. Mô hình nuôi chim trĩ của tôi đã xuất bán được trên 30 cặp, sau khi trừ chi phí,  lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng. ".  

Theo ông thường, nuôi chim trĩ chi phí đầu tư thấp, chuồng trại dễ làm, không cần nhiều diện tích, không tốn nhiều thời gian chăm sóc bởi loài chim này ăn ít. ngoài bổ sung một ít thức ăn công nghiệp dành cho chim thời kỳ còn nhỏ thì loài chim trĩ này chủ yếu ăn các nguyên liệu có sẵn và dễ kiếm như: ngô nghiền, lúa, cám, rau muống, thân cây chuối,... Trung bình mỗi ngày, chỉ dành 30 phút đề cho chim ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều tối và vệ sinh chuồng trại để đảm bảo chim phát triển khoẻ mạnh, thay lông đẹp.

 
hinh 3 2
Tùy vào độ tuổi, giá bán chim trĩ từ 1,6 – 6 triệu đồng/cặp

Hiện tại, việc tiêu thụ chim trĩ của ông Thường đang khá thuận lợi và chủ yếu là bán qua mạng xã hội. “Từ khi gắn bó với mô hình này, tôi được mở rộng tầm mắt, đặc biệt được giao lưu học hỏi nhiều kinh nghiệm cũng như cách làm hay thông qua các hội nhóm trên kênh facebook. Cũng thông qua kênh này, nhiều khách hàng trên khắp cả nước, như ở các tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nội, Khánh Hoà, Quảng Ngãi.... đã mua chim trĩ của gia đình chúng tôi. Theo nắm bắt, khách hàng mua chim trĩ chủ yếu để chơi cảnh, một số hộ gia đình mua giống để phát triển chăn nuôi. Hiện tại, lượng chim trĩ giống không đủ để cung cấp nên thời gian tới, tôi vẫn tiếp tục mở rộng quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu chim trĩ thương phẩm khá rộng mở của thị trường. Tăng số lượng chim bố mẹ để cung cấp con giống.”. ông Thường nói.

Đánh giá về mô hình nuôi chim trĩ của ông Hoàng Văn Thường, ông Phan Chí Nguyện, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Bắc nói: Từ mạnh dạn nuôi thử nghiệm của hộ dân, qua theo dõi đánh giá, đây là mô hình mới nhưng đã cho hiệu quả kinh tế khá cao. So với chăn nuôi gà, chăn nuôi lợn rõ ràng thu nhập mang lại cao và ổn định, đặc biệt hạn chế được gây ô nhiễm môi trường nông thôn, trong khi đó lại không tốn quá nhiều chi phí và công chăm sóc, phù hợp với phát triển kinh tế nông hộ. Vì vậy, thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi, đánh giá thêm và tuyên truyền vận động người dân đến  tham quan học hỏi kinh nghiệm để nhân rộng, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập./.
Nguyễn Hoàn
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập74
  • Hôm nay24,402
  • Tháng hiện tại682,471
  • Tổng lượt truy cập90,745,864
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây