Trong đó đặt cuộc chiến ứng phó với biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học là cốt lõi của mô hình kinh doanh của tập đoàn và đưa nông nghiệp trở thành một phần của giải pháp cho của sự phục hồi của nền kinh tế thời kỳ hậu Covid-19.
Nhân viên kỹ thuật Syngenta Việt Nam tập huấn cho bà con nông dân kỹ thuật canh tác cà phê bền vững.
Chương trình bao gồm các cam kết nhằm giảm lượng khí thải carbon từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân ứng phó với thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra.
Theo Chương trình Phát triển bền vững mới, Tập đoàn Syngenta cam kết đầu tư 2 tỷ USD vào nông nghiệp bền vững tới năm 2025 và mang lại 2 đột phá mới về công nghệ cho thị trường mỗi năm. Cáccam kết cụ thể trong chương trình được chia làm 4 nhóm:
1. Thúc đẩy sáng tạo vì nông dân và môi trường tự nhiên
2. Hướng tới hoạt động canh tác nông nghiệp trung hòa carbon
3. Giúp mọi người khỏe mạnh và an toàn
4. Hợp tác để tạo nên tác động lớn hơn
Các cam kết được Syngenta đưa ra dựa trên những nghiên cứu thực tế. Theo kết quả một cuộc khảo sát toàn cầu do Tập đoàn Syngenta thực hiện đối với nông dân ở Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và trên khắp châu Phi, 72% nông dân lo lắng về tác động của biến đổi khí hậu đối với năng suất cây trồng, sức khỏe động vật và khả năng canh tác của họ trong 5 năm tới.
Nông dân ở khắp mọi nơi cũng phải đối phó với những tác động chưa từng có vì đại dịch Covid-19. Theo khảo sát, có tới 46% nông dân ở châu Âu cho biết hoạt động canh tác của họ đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch. Tuy nhiên, 53% cho rằng biến đổi khí hậu vẫn là vấn đề cần lưu tâm hơn cả và 63% đồng tình rằng trong 5 năm tới, biến đổi khí hậu sẽ có tác động đến hoạt động canh tác lớn hơn so với ảnh hưởng của Covid-19.
Bà Alexandra Brand, Giám đốc Quản trị bền vững của Tập đoàn Syngenta, cho biết trong Chương trình Phát triển bền vững mới, việc đầu tư đáng kể vào các hoạt động sáng tạo là cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và giúp tạo ra mối quan hệ hài hòa giữa hệ thống sản xuất thực phẩm và thiên nhiên.
Trong khi đó, theo kết quả của Công ty nghiên cứu thị trường IPSOS MORI (Vương quốc Anh), đại đa số nông dân (87%) tin rằng biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến khả năng canh tác lương thực của họ và 9% tin rằng giảm khí thải nhà kính sẽ giúp họ ổn định hơn về tài chính và tăng khả năng cạnh tranh. Do đó, Syngenta cam kết giảm 50% lượng khí thải carbon trong hoạt động của mình vào năm 2030 để hỗ trợ các mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Cam kết của Syngenta đã được xác nhận bởi sáng kiến Mục tiêu dựa trên khoa học (SBTi).
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025