Sáng 15/1, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, sau sự việc hơn 900 gia súc chết rét hàng loạt ở tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ vừa chỉ đạo các cơ quan liên quan về việc tăng cường phòng, chống đói, rét và dịch bệnh.
Văn bản này yêu cầu Sở NNPTNT tỉnh thành lập đoàn kiểm tra với sự tham gia của các cơ quan chuyên môn, về địa bàn huyện A Lưới, Nam Đông để đánh giá hiện trạng, tìm hiểu nguyên nhân việc gia súc bị chết trong thời gian qua. Sở này cũng được chỉ đạo hướng dẫn thống kê thiệt hại theo đúng quy định; đôn đốc, kiểm tra công tác phòng chống đói, rét cho cây trồng, vật nuôi.
Đã có 909 gia súc ở huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) bị chết do rét. Ảnh minh họa.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh liên tục cập nhật tình hình diễn biến thời tiết, khí hậu, thông tin kịp thời và thường xuyên để UBND các huyện, thị xã, thành phố, người chăn nuôi biết, không chủ quan và bị động trong việc ứng phó, phòng chống.
UBND các huyện, thị xã, thành phố được yêu cầu chủ động bố trí ngân sách của địa phương để phục vụ công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi. Các cơ quan này cũng được yêu cầu hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ chăn nuôi nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số để gia cố, che chắn chuồng trại và mua thức ăn bổ sung cho đàn gia súc; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân tại từng thôn, bản, hộ gia đình tập trung gia súc về chuồng, có biện pháp đảm bảo an toàn chống rét như bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, thức ăn tinh, làm khô ráo nền chuồng…
Trước đó, Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai đã có công văn gửi tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu lập các đoàn công tác để đánh giá hiện trạng, tìm nguyên nhân việc huyện A Lưới có hơn 900 con trâu, bò, dê chết vì giá lạnh.
Theo báo cáo của cơ quan chức năng huyện A Lưới, trong đợt mưa rét giá lạnh vừa qua (chủ yếu từ giữa tháng 12/2020 đến nay), đã có 909 gia súc ở huyện bị chết do lạnh. Trong đó, có 62 con trâu, 469 con bò và 378 con dê.
Đây là con số thiệt hại rất lớn đối với tỉnh không nằm trong khu vực trọng điểm rét đậm, rét hại và còn lớn hơn tổng thiệt hại của các tỉnh miền núi phía Bắc.
Theo Trần Hòe/danviet.vn
https://danviet.vn/tt-hue-yeu-cau-lap-doan-kiem-tra-sau-vu-hon-900-gia-suc-tai-mot-huyen-chet-ret-20210115081307855.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025