Trong quá trình thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế tỉnh ta đã có những phát triển với tốc độ nhanh và bền vững. Cùng với đó nhiều khu, cụm công nghiệp, làng nghề, khu du lịch hình thành khu, cụm công nghiệp, làng nghề, khu du lịch được hình thành, tiến trình đô thị hóa ngày càng nhanh...kèm theo đó lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều và đa dạng. Do đó, bài toán làm thế nào giải quyết được vấn đề thu gom, xử lý, chế biến chất thải trên địa bàn được đặt ra bức thiết. Dự án xây dựng nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải tại Cẩm Quan hoàn thành, đi vào sử dụng góp phần quan trọng trong việc bảo đảm, giữ dìn môi trường cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương
Toàn cảnh nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải ở Cẩm Quan |
Dự án Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải do Công ty TNHH MTV quản lý công trình Đô thị Hà Tĩnh làm chủ đầu tư có mục tiêu xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên và các cùng phụ cận; tận dụng rác thải sinh hoạt để chế biến phân hữu cơ, giảm quỹ đất dùng cho chôn lấp chất thải rắn, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các đô thị, khu dân cư trên địa bàn. Tổng mức đầu tư của dự án hơn 156 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay ODA. Dự án được xây dựng trên diện tích 6,95 ha tại xã Cẩm Quan, với 42 hạng mục công trình, có công suất xử lý rác thải 200 tấn/ngày đêm. Hệ thống thiết bị, dây chuyền của nhà máy được nhập khẩu từ Vương quốc Bỉ. Hiệu suất xử lý rác của nhà máy đạt khoảng 97% lượng rác đầu vào, tỷ lệ rác chôn lấp chỉ chiếm khoảng 3%. Sản phẩm mùn của nhà máy được dùng để chế biến phân hữu cơ, các sản phẩm có thể tái chế và gạch không nung phục vụ xây dựng cơ bản. Nhà máy đảm bảo các điều kiện về môi trường theo các quy định hiện hành của nhà nước.
Theo ông Lê Quang Đức – Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh, nhà máy chế biện phân hữu cơ từ rác thải được xây dựng bằng dây chuyền công nghệ xử lý rác thải của hãng Mebart. sprl ( Vương Quốc Bỉ), đây là dây chuyền công nghệ hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng Châu âu. Ở Việt Nam, công nghệ xử lý rác thải của hãng Mebart. sprl đã được lắp đặt tại thành phố Phủ Lý ( Hà Nam) và thành phố Quy Nhơn ( Bình Định). Để có cái nhìn thực tế hơn về quá trình vận hành nhà máy, công ty đã cử cán bộ đến 2 địa phương nói trên để tham quan, học tập
Với việc cải tạo, bổ sung thiết bị công nghệ dây chuyền, hiệu quả sử dụng công nghệ được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ rác thải được xử lý đạt hơn 97%, số còn lại được đem chôn lấp phù hợp với quy chuẩn môi trường. Sự ra đời và hoạt đông của nhà máy góp phần quan trọng trong giải quyết vấn đề thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường. Nhanh chóng khắc phục những tồn tại, yếu kém, ngăn chặn tình trạng mất vệ sinh trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, bảo đảm phát triển bền vững của tỉnh nhà. |
Cũng theo ông Lê Quang Đức, trong quá trình xây dựng nhà máy, chủ đầu tư đã nhận được sự phối hợp, giúp đỡ có hiệu quả của các cấp chính quyền và bà con nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên quá trình thi công đã gặp phải những bất lợi về thời tiết, điều kiện địa hình nên tiến độ xây dựng dự án ít nhiều bị ảnh hưởng. Song song với việc hoàn thành đầu quá trình đầu tư, lắp đặt, đơn vị đầu tư đã chú trọng việc đào tạo cán bộ, tổ chức vận hành nhà máy. Đơn vị đã tuyển chọn 10 lao động ở Cẩm Quan để gửi đi đào tạo sử dụng thiết bị để phục vụ cho việc vận hành nhà máy.
Ngay sau khi hoàn thành việc xây dựng, quy trình vận hành của nhà máy nhanh chống được tiến hành. Rác thải vận chuyển về nhà máy được chạy qua cân điện tử để xác định khối lượng, sau đó được đưa vào nhà tách lọc trước ủ, tại đây rác được phun chế phảm khử mùi, diệt côn trùng sau đó được phân loại thành nhiều dây chuyền tách lọc. Phần rác hữu cơ được chuyển qua nhà ủ nóng, sau đó được chuyển qua nhà ủ chín và chuyển tới nhà tách lọc sau ủ để tạo thành phân hữu cơ sử dụng bón cho cây trồng. Phần chất thải có thể tái chế như nhựa, nilon, sắt, giấy... được đóng gói và bán cho cơ sở tái chế. Phần rác còn lại được chuyển qua lò đốt, một phần tro xỉ và rác thải xây dựng được sử dụng để sản xuất gạch không nung, số rác trơ còn lại không ảnh hưởng đến môi trường được đem đi chôn lấp hợp vệ sinh.
Với việc cải tạo, bổ sung thiết bị công nghệ dây chuyền, hiệu quả sử dụng công nghệ được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ rác thải được xử lý đạt hơn 97%, số còn lại được đem chôn lấp phù hợp với quy chuẩn môi trường. Sự ra đời và hoạt đông của nhà máy góp phần quan trọng trong giải quyết vấn đề thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường. Nhanh chóng khắc phục những tồn tại, yếu kém, ngăn chặn tình trạng mất vệ sinh trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, bảo đảm phát triển bền vững của tỉnh nhà.
Ngô Tuấn
Theo baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã