Học tập đạo đức HCM

Bạc Liêu: Đua nhau xây nhà lầu để nuôi chim yến giữa thành phố

Thứ năm - 19/10/2017 17:52
Tuy có vốn đầu tư ban đầu tương đối cao, song lợi nhuận từ nghề nuôi chim yến rất lớn. Điều này dẫn đến nhà nuôi yến (NNY) mọc lên như “nấm” giữa các khu dân cư tại TP.Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), trong khi hầu hết các NNY đều phát triển tự phát, không theo quy hoạch nên tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh rất cao.

Phát triển ồ ạt

Ở Bạc Liêu, việc nuôi chim yến mới phát triển khoảng 5 năm trở lại đây và tập trung nhiều ở TP.Bạc Liêu, phổ biến nhất là khu Địa ốc (phường 1), các khu dân cư phường 2, phường 5, phường 7 và khu vực ven biển. Thực tế là mặc dù tại các khu dân cư, tái định cư ở Bạc Liêu không được các cấp thẩm quyền phê duyệt cho xây dựng NNY, nhưng người dân vẫn xây dựng; thậm chí cơi nới nhà cửa để nuôi yến.

 bac lieu: dua nhau xay nha lau de nuoi chim yen giua thanh pho hinh anh 1

NNY nằm trong khu dân cư khiến nhiều hộ dân bức xúc.  Ảnh: NH

Theo phản ánh của nhiều hộ dân sống gần các NNY, hàng ngày, tiếng máy phát ra để dẫn dụ chim yến khiến họ rất khó chịu vì điếc tai. Nhiều người dân đã phản ánh với chính quyền địa phương, nhưng đến nay chưa có trường hợp nào được xử lý.

Ông Lâm Hữu Thuấn (khóm 3, phường 1, TP.Bạc Liêu) cho biết: Muốn dẫn dụ được chim yến vào nhà nuôi thì phải dùng máy phát tiếng, điều này khiến những hộ sinh sống ở gần rất khó chịu. Ngoài ra, việc nuôi yến theo kiểu tự phát này cũng tiềm ẩn những rủi ro về dịch bệnh, vệ sinh, khiến người dân chúng tôi rất lo lắng.

 bac lieu: dua nhau xay nha lau de nuoi chim yen giua thanh pho hinh anh 2

Một NNY tại TP.Bạc Liêu.   Ảnh: NH

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bạc Liêu, năm 2013 toàn tỉnh có 107 NNY, nhưng đến giữa năm 2017 đã tăng lên khoảng 340 nhà với quy mô hơn 215.000 con. Trong đó, riêng TP.Bạc Liêu có khoảng 170 cơ sở nuôi chim yến. Điều đáng nói là việc nuôi chim yến hiện nay tại địa phương là tự phát, chưa có quy hoạch.

Theo ngành chức năng, hiệu quả từ nuôi chim yến đem lại khá cao, bình quân mỗi tháng các NNY trong tỉnh Bạc Liêu cung cấp ra thị trường khoảng 120kg yến, giá bán dao động từ 18-20 triệu đồng/kg. Theo dự báo, số lượng nhà nuôi chim yến sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo, quy mô đàn yến nuôi cũng tăng khoảng 300.000 con vào năm 2020 và 400.000 con vào năm 2030.

 bac lieu: dua nhau xay nha lau de nuoi chim yen giua thanh pho hinh anh 3

Chim yến được nuôi ngày càng nhiều ở TP. Bạc Liêu.

Cần có quy hoạch cụ thể

  Theo quy định của Bộ NNPTNT, từ ngày 6.9.2013, việc nuôi chim yến phải khai báo với các cơ quan chức năng ở địa phương. Tuy nhiên, hiện con số cơ sở nuôi chim yến ở Bạc Liêu nói riêng, ĐBSCL nói chung đến đăng ký với các ngành chức năng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Tuy nghề nuôi chim yến đem về siêu lợi nhuận, nhưng lại đang gặp phải nhiều khó khăn, nhất là do chưa nắm vững kỹ thuật nên số hộ nuôi yến không thành công ngày càng cao. Một số trường hợp đầu tư xây NNY tốn tiền tỷ mà không dẫn dụ được đàn chim yến hoặc dẫn dụ được chim yến nhưng được một thời gian chúng lại bỏ đi.

Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương có nhà nuôi chim yến cũng đang gặp lúng túng trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này, do chưa có các quy định cụ thể về điều kiện nuôi chim yến. Thực tế cho thấy có nhiều nhà dân xây dựng mới, không có người ở chỉ để sử dụng dẫn dụ chim yến, phát âm thanh với tần suất khác nhau, ngoài tầm kiểm soát. Nhiều nhà phát âm thanh 24 giờ/ngày, nên ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh, địa phương không có căn cứ để xử lý.

Theo ông Nguyễn Duy Hưng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bạc Liêu, hiện không có quy định cụ thể về vị trí xây dựng mới cơ sở nuôi chim yến, đây là một việc rất khó cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện, đặc biệt công tác quy hoạch. “Thực trạng cơ sở nuôi chim yến nằm xen lẫn trong khu dân cư (trên 90%), kể cả khu nuôi yến cùng tồn tại trong một căn nhà, nguy cơ lây lan dịch bệnh, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường từ NNY đến khu dân cư là rất lớn. Ngoài ra còn thiếu chế tài xử lý đối với những trường hợp sử dụng nhà ở để dẫn dụ chim yến…” - ông Hưng thông tin.

Cũng theo ông Hưng, để việc nuôi chim yến được quản lý tốt, kiến nghị bộ ngành T.Ư cần tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng yến, quản lý chất lượng truy xuất nguồn gốc. Thực hiện và kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường trong các vùng nuôi chim yến; sửa đổi, bổ sung, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý việc dẫn dụ, nuôi và khai thác chim yến; quy định thời gian sử dụng âm thanh dẫn dụ chim yến…

Teo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập489
  • Hôm nay58,613
  • Tháng hiện tại763,726
  • Tổng lượt truy cập90,827,119
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây