Học tập đạo đức HCM

Ban Nội chính sẽ đôn đốc xử lý các vụ án liên quan cán bộ cấp cao

Thứ bảy - 16/03/2013 09:22
Với quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy các đơn vị thuộc Ban Nội chính Trung ương vừa được Trưởng ban Nguyễn Bá Thanh ký ban hành thì ban này có 9 đơn vị.
Theo đó, Vụ Theo dõi xử lý các vụ án (Vụ 1) có chức năng tham mưu giúp lãnh đạo Ban theo dõi, đôn đốc và phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn xử lý một số vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp; các vụ việc, vụ án có liên quan đến cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; các vụ việc, vụ án khác mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

Nhiệm vụ của Vụ 1 là chủ trì tham mưu để lãnh đạo Ban giúp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan, cấp ủy, tổ chức đảng và người có thẩm quyền báo cáo việc xử lý những vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

Vụ 1 còn có nhiệm vụ tham mưu để lãnh đạo Ban Nội chính giúp Ban chỉ đạo kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định hoặc trực tiếp chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác, sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy theo phân cấp quản lý khi cán bộ, đảng viên có dấu hiệu tham nhũng hoặc có hành vi cản trở, gây khó khăn đối với hoạt động phòng, chống tham nhũng.

Đơn vị này còn được trao quyền giúp lãnh đạo Ban tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo chỉ đạo xử lý một số vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp; các vụ việc, vụ án có liên quan đến cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; các vụ việc, vụ án khác mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

Theo dõi, tổng hợp tình hình, kết quả xử lý các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp; theo dõi hoạt động của các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án nghiêm trọng, phức tạp cũng nằm trong quyền hạn của Vụ 1.

Trưởng ban Nguyễn Bá Thanh tại văn bản nói trên cũng quyết định về chức năng nhiệm vụ của tám đơn vị khác gồm Vụ Pháp luật, Vụ Nghiên cứu tổng hợp, Vụ Cơ quan nội chính, Vụ Theo dõi công tác phòng chống tham nhũng, Vụ Địa phương, Vụ Tổ chức - cán bộ, Văn phòng và tạp chí Nội chính.

Vụ Pháp luật (Vụ 2) có nhiệm vụ giúp lãnh đạo Ban trong việc đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo những quan điểm, định hướng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật, trọng tâm là những đề án về nội chính và phòng, chống tham nhũng.

Trong nhiệm vụ của Vụ Cơ quan nội chính ( Vụ 4) có việc giúp lãnh đạo Ban chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư một số chủ trương, chính sách về lĩnh vực nội chính, an ninh quốc gia.

Vụ Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng (Vụ 5) sẽ là đơn vị chủ trì tham mưu để lãnh đạo Ban giúp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định chủ trương, định hướng về cơ chế, chính sách, pháp luật, giải pháp phòng, chống tham nhũng.

Chỉ đạo các cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc Trung ương thông qua hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm của mình làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng…

Tham mưu cho việc chỉ đạo xử lý vi phạm quy định về quản lý, cung cấp thông tin và những hành vi lợi dụng việc phòng, chống tham nhũng để vu khống, gây mất đoàn kết cũng thuộc nhiệm vụ của đơn vị này.

Nhiệm vụ của Vụ 5 còn là tham mưu để lãnh đạo ban giúp Ban chỉ đạo Trung ương yêu cầu các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương, cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền ở Trung ương báo cáo về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý thông tin về hành vi tham nhũng; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương…

Phối hợp với Vụ 1 giúp lãnh đạo Ban xác minh, nắm tình hình, thông tin ban đầu về một số vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý cũng là nhiệm vụ của đơn vị này.

Giúp lãnh đạo Ban xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế người phát ngôn là nhiệm vụ được giao cho Văn phòng. Ban cũng có cơ quan ngôn luận  là tạp chí Nội chính, là diễn đàn của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng; 
theo vneconomy
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập482
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm478
  • Hôm nay51,664
  • Tháng hiện tại845,799
  • Tổng lượt truy cập94,373,353
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây