Mặt khác, thị trường xuất khẩu nông, thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn, nhu cầu và giá cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều giảm. Diễn biến của thị trường tiền tệ thế giới tác động xấu đến hoạt động xuất khẩu nông sản. Ngoài ra, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi vẫn xảy ra ở một số nơi, giá vật tư đầu vào, phân bón tăng cao... đã ảnh hưởng mạnh đến kết quả hoạt động và thực hiện kế hoạch của toàn ngành.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12 năm 2015 ước đạt 2,65 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành năm 2015 đạt 30,14 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong số đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 13,95 tỷ USD, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2014, giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 6,52 tỷ USD, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm 2014; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt gần 7,1 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Giữ đà giảm từ đầu năm tới nay, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trong ngành nông nghiệp đều có sự sụt giảm đáng kể, đặc biệt là các ngành hàng vốn được xem là thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu của ngành nay giảm rất mạnh ở các mặt hàng như càphê giảm 28,1%, cao su giảm 14,4%, chè giảm 7,4% và gạo giảm 2,9%...
Cụ thể, giảm mạnh nhất là ngành hàng càphê, giảm 24,6% về khối lượng và giảm 28,1% về giá trị so cùng kỳ năm 2014 với khối lượng xuất khẩu càphê năm 2015 ước đạt 1,28 triệu tấn và tổng giá trị 2,56 tỷ USD.
Tiếp theo đó là sự sụt giảm mạnh đối với ngành hàng thủy sản. Ngành hàng thủy sản trước giờ vẫn được xem là điểm sáng trong kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của cả nước, tuy nhiên giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 12 năm 2015 chỉ ước đạt 531 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu năm 2015 đạt 6,53 tỷ USD, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Ngành hàng gạo mặc dù tăng 5,8% về khối lượng nhưng lại giảm 2,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Một số ngành hàng có sự gia tăng về sản lượng, song lại sụt giảm về giá trị như cao su tăng 6,1% về khối lượng nhưng giảm đến 14,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo, năm 2016 kinh tế thế giới sẽ tiếp tục xu hướng tăng trưởng chậm và vẫn có nguy cơ bất ổn do những mâu thuẫn về chính trị, kinh tế chưa được giải quyết giữa các nền kinh tế lớn. Tác động của chu kỳ El-Nino có khả năng tiếp tục không thuận lợi đối với các lĩnh vực trong ngành nông nghiệp và dễ phát sinh dịch bệnh.
“Mặt khác, các thỏa thuận thương mại mới được ký kết sẽ tạo thêm động lực đồng thời với mức độ cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, ngành nông nghiệp cần hướng đến nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững,” Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã