Học tập đạo đức HCM

Bưởi Phúc Trạch: Thương hiệu sắp biến mất?

Thứ sáu - 09/08/2013 03:16
Thương hiệu bưởi ngon Phúc Trạch từng được biết đến trong cả nước bởi vị ngon, lạ đặc trưng, lại đang phải đối đầu với nguy cơ ngày càng giảm sút vì sự mất giá và suy thoái nòi giống. Xác định rằng, không thể để giống bưởi này bị mai một, nhiều giải pháp đã được đưa ra để vực dậy thương hiệu này! Liệu sự quan tâm vào cuộc của các nhà khoa học và chính quyền có kịp thời để thắp lên niềm hy vọng cho địa phương này khôi phục lại đặc sản bưởi quý hiếm này?

Nổi tiếng từ năm 1938 khi được thưởng mề đay trong cuộc đấu xảo quả ngon toàn Đông Dương, được công nhận là một trong 7 loại cây ăn quả quí hiếm không được xuất khẩu giống, được cấp giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu từ năm 2004, và sau đó được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Phúc Trạch” từ cuối năm 2010 song buởi Phúc Trạch (Hương Khê) Hà Tĩnh lại đang đứng trước nguy cơ có thể sẽ biến mất.

 Thứ quả quý

Bưởi Phúc Trạch là thứ quả bưởi khá đặc biệt trong cả nước. Bưởi có dạng hình cầu tròn trĩnh, bề ngang và chiều cao gần như bằng nhau. Khi ăn vào có vị thanh chua rồi ngọt hậu tới cổ, thơm nhẹ tự nhiên. Đặc biệt, cuống quả không lồi, đế quả lại hơi lõm, vỏ không trơn nhưng cũng chẳng ráp, màu sắc vỏ quả có màu xanh vàng. Thịt bưởi có màu hồng nhạt hoặc màu trắng trong, còn khối lượng quả đạt không to như những loại bưởi khác chỉ từ 1- 1,5 kg, một trái bưởi có 14 -16 múi/một quả

Hiện nay bưởi Phúc Trạch được trồng tập trung chủ yếu ở 4 xã  là Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô, Lộc Yên (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh). Có 10 xã phụ cận cũng trồng loại bưởi này. Tuy nhiên, theo các nhà quản lý địa phương, trồng ngon nhất vẫn là một làng tại xã Phúc Trạch. Bưởi Phúc Trạch chỉ có mùa vào khoảng tháng 7, 8 và 9 âm lịch, lâu nay sản lượng thường không đủ để cung cấp cho nhu cầu của các tỉnh phía Bắc. Điều đặc biệt là giống bưởi này đã được lấy đi trồng ở nhiều nơi và cũng được chăm sóc rất công phu nhưng quả không bao giờ ngon được như trên đất Phúc Trạch. Loại quả này đưa đến huyện khác rất khó vì thế việc phổ biến ra các tỉnh khác lại càng khó hơn. Nhờ đó mà bưởi Phúc Trạch đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cấp “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa” ngày 9/9/2004 cho cả 4 xã gồm Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh)

Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu rau quả và Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh, chính loại đất sét mịn, sâu pha lẫn đất phù sa được bồi đắp hàng năm, cộng với vùng tiểu khí hậu mát mẻ, không hề bị ảnh hưởng bởi gió Lào, là điều kiện lý tưởng để 4 xã nói trên trồng giống bưởi ngon không đâu có được.

Bưởi Phúc Trạch sống lâu năm, vài năm đầu cây cho quả tương đối thấp, nhưng từ năm thứ 6 trở đi lượng quả thu được khá ổn định: 90-120 quả. Quả sai nhất là khi cây ở độ tuổi 11-15. Cây bưởi càng già quả càng ngon, ngọt đậm. Không chỉ có giá trị ở độ ngon ngọt, bưởi Phúc Trạch còn được chuộng vì rất dễ bảo quản. Quả có lớp vỏ dày, cứng nên vận chuyển đi xa rất ít bị giập nát. Bưởi tươi ngon rất lâu mà không cần bất kỳ loại hóa chất bảo quản nào.

Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý bưởi “Phúc Trạch” vào năm 2010, toàn huyện Hương Khê có hơn 1.300 ha diện tích đất trồng bưởi, trong đó có khoảng 1.000 héc ta bưởi đã cho thu hoạch. Theo ông Đinh Hữu Tân, chủ tịch huyện Hương Khê, thì việc cấp chỉ dẫn địa lý cho bưởi Phúc Trạch  được đánh giá là tạo ra một tiền đề tốt giúp người dân vững tin vào việc chăm bón, phát triển và thương mại hóa giống bưởi quý hiếm này.  

 

Buoi Phúc trạch
Buoi Phúc trạch

Mai một   

Tuy nhiên, sau gần 10 năm được cấp giấy chứng nhận đăng kí nhẵn hiệu hàng hóa nhưng hình ảnh nhãn mác, thương hiệu bưởi Phúc Trạch vẫn còn quá xa lạ đối với người tiêu dùng.

Tại các xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô… bưởi Phúc Trạch được các thương lái đến thu mua tại vườn sau đó đóng bì và xuất sang các địa phương khác dưới nhiều hình thức khác nhau mà không hề được dán nhãn, thương hiệu cũng như xuất xứ … Đó là chưa kể đến việc hình ảnh thương hiệu bưởi Phúc Trạch có thể bị lợi dụng phục vụ cho mục đích buôn bán một loại bưởi kém chất lượng nào khác. Thực trạng bưởi Phúc Trạch được bán tràn lan trên thị trường mà không được dán nhãn mác, thương hiệu là một sự thật rất đáng buồn cho hình ảnh một loại hoa quả đặc sản đã nổi tiếng từ lâu.

Bên cạnh đó, thực trạng mất mùa, mất giá cũng làm cho rất nhiều nông dân bỏ nghề. Thông thường một người dân trồng một cây bưởi phải mất 3 -5 năm thì mới cho ra quả thu hoạch, nhưng vòng đời ngắn nên đến lúc cây tàn, quả không đạt chất lượng, quả nhỏ lại bị các thương lái ép giá. Đã vậy, lúc thu hoạch bưởi là vào tháng 9 hằng năm, cũng là lúc vùng này gặp lũ lụt, trái bưởi chua, cây đổ… nên người dân nảy sinh tâm lý chán nản. Thời gian vừa qua, rất nhiều hộ dân trong vùng đã chọn cây gió trầm thay thế cho cây bưởi do vừa hợp thổ nhưỡng, vừa nhàn hạ, mà tỷ lệ rủi ro lại ít.

Đấu hiệu hồi sinh...

Nhìn nhận về thực trạng bưởi Phúc Trạch hôm nay, Ông Đinh Hữu Tân (Chủ tịch UBND huyện Hương Khê) cho biết, đã và đang có hướng khắc phục để duy trì giống bưởi quý hiếm này. Hiện huyện cũng đã lập kế hoạch, có giải pháp để ổn định tâm lý người dân trồng bưởi, đồng thời chỉ đạo lập quỹ gen và quản lý chặt chẽ thương hiệu bưởi Phúc Trạch. “Phải khó khăn lắm mới xây dựng được thương hiệu bưởi “Phúc Trạch”, vì thế chúng tôi không thể dễ dàng để nó bị mai một trên thị trường...” Ông Tân chia sẻ.

Tín hiệu đáng mừng rõ nét nhất là khi mới đây đề tài “Nghiên cứu xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng suy giảm năng suất, chất lượng bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê" do Viện Nghiên cứu rau quả (thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện) được áp dụng thành công tại địa phương, đem lại những khởi sắc cho người dân trồng bưởi trong huyện. Bước đầu đã xác định được nguyên nhân và tìm được hướng khắc phục hiệu quả, đẩy mạnh năng suất, chất lượng của bưởi Phúc Trạch.

Một thực tế dễ nhận thấy là những năm vừa qua, do nhiều năm mất mùa liên tục nên nông dân Phúc Trạch đâm ra chán nản mới sinh ra chuyện bỏ bê cây bưởi. Nay, sau khi áp dụng phương pháp theo mô hình từ đề tài trên, từ cắt tỉa cành,bón phân, thụ phấn bổ sung từ bưởi chua cho bưởi Phúc Trạch, dùng túi bao để phòng trừ sâu bệnh... , tình hình trồng bưởi tại địa phương đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Những gia đình nằm trong dạng thí điểm đã đạt được doanh thu cao từ việc trồng cây bưởi. Cây bưởi đã chịu cho nhiều quả, và chất lượng quả cũng ổn định hơn so với những năm trước đây.

Tiến sỹ Ngô Hồng Bình chủ nhiệm đề tài khoa học trên khẳng định: "Đề tài mà chúng tôi thực hiện đã thành công vào năm 2012, được Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh công nhận. Nay chúng tôi rất muốn được các cấp các ngành ở tỉnh Hà Tĩnh, huyện Hương Khê hỗ trợ kinh phí giúp bà con nông dân nhân rộng mô hình, nhằm góp phần nhanh chóng phục hồi lại giống bưởi Phúc Trạch đặc sản, quý hiếm có một không hai, thiên nhiên ban tặng cho Hà Tĩnh".

Khánh Mai
Theo baodatviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập171
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại909,550
  • Tổng lượt truy cập90,972,943
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây