Học tập đạo đức HCM

Cấp tập trồng cây mắc ca:Bài toán kinh tế chưa minh bạch...

Thứ hai - 02/03/2015 21:53
Việc lấy giá trong siêu thị để tính hiệu quả kinh tế của cây mắc ca là chưa đúng và thiếu trung thực.

GS Lê Đình Khả - Hội KHKT Lâm nghiệp Việt Nam đã thẳng thắn khi nói về giá trị của cây mắc ca khi thời gian qua nhiều động thái cấp tập của các cơ quan, ngân hàng, doanh nghiệp hối thúc người dân trồng cây mắc ca mở rộng dù rằng chính ông là người đã mang giống cây này về Việt Nam.

Phải tính bài toán cân đối

Theo GS Lê Đình Khả, cây mắc ca (Macadami)  là cây ăn quả thân gỗ có giá trị kinh tế cao. Thế nhưng đầu tư trồng mắc ca phải sau 6-7 năm mới có lãi. Đây là điều mà người đầu tư cần tính đến trước khi trồng.

Ngay cả ở Úc là nước đã phát triển cây này từ rất sớm nhưng sau 12 năm mới bắt đầu hòa vốn.

Trong tất cả các bài tính về hiệu quả kinh tế của loài cây này hiện căn cứ đều dựa vào giá của mắc ca tại thời điểm hiện tại, thị trường tiêu thụ ở thời điểm hiện tại.

Theo đó, tính toán cho thấy mỗi héc ta trồng mắc-ca có thể cho 3 tấn hạt, với giá 3,5 USD/kg hạt thì người trồng có thể đạt thu được 200 triệu đồng/ha. Với diện tích có triển vọng phát triển cây mắc-ca 200.000 ha, sản lượng hạt hằng năm có thể đạt bình quân 5 tấn/ha (lúc cây trên 10 tuổi), tổng sản lượng mắc-ca khi định hình hàng năm có thể đạt 800.000 tấn hạt, chế biến được 250.000 tấn nhân. Giá trị thương mại có thể đạt gần 4 tỉ USD/năm.

Tuy nhiên GS Lê Đình Khả cho rằng, trong quan hệ cung cầu cũng chỉ đến mức nào đó. Thị trường chỉ có như vậy nên phải tính, tránh hiện tượng như cây cao su và một số cây công nghiệp khác.

"Chúng ta không được lấy giá trong siêu thị để tính giá cho người dân mà phải lấy giá bán từ nông trại. Hiện nay đang lấy giá cao trong siêu thị để tính hiệu quả kinh tế trong khi giá này đã bao gồm bao nhiêu khâu từ chế biến.

Tính như vậy là không thật, không trung thực. Trong khi đúng là phải tính giá từ ruộng cho người dân mới là chính xác", GS Lê Đình Khả chỉ thẳng cách tính hiệu quả kinh tế của cây mắc ca mà nhiều cơ quan đang thực hiện.

Tại Australia, quê hương của loài cây này, tính chung trong cả 20 năm gần đây thì giá hạt macadamia cả vỏ chưa bao giờ vượt quá 3,60 AD/kg, nghĩa là lúc thấp nhất 27.500 VND/kg, cao nhất chưa vượt quá 65.900 VND/kg.

Hiện cây mắc ca được gọi với cái tên mĩ miều là 'cây tỉ đô' tạo nên nhiều ước vọng cho người dân muốn thoát nghèo
Hiện cây mắc ca được gọi với cái tên mĩ miều là 'cây tỉ đô' tạo nên nhiều ước vọng cho người dân muốn thoát nghèo

Dân có thể khốn khổ nếu trồng phải cây gieo từ hạt

Cũng như cảnh báo của nhiều chuyên gia, cây mắc ca không phải là cây 'dễ ăn' như người ta tưởng. 

GS Lê Đình Khả cho rằng: "Phải có khảo nghiệm. Hiện cũng có nơi trồng đã thất bại như Đồng Hới, hay như một số nơi đã khảo nghiệm nhưng cho kết quả không rõ ràng là Quảng Ninh, Đại Lải.

"Một điều rất đáng lưu ý, việc đầu tiên muốn trồng thì phải có bộ giống đủ. Trước mắt phải trồng những giống đã được Bộ NN&PTNT công nhận vì đây là những giống đã qua khảo nghiệm", GS Khả nói.

Đến nay đã có 10 giống mắc ca được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận để phát triển vào sản xuất tại Krông Năng (Đắc Lắc) và Ba Vì (Hà Nội).

Thứ hai là phải trồng cây ghép bởi năng suất từ cây ghép sẽ cho cao hơn cây thực sinh.

"Hiện nhiều nơi lợi dụng phát triển trồng cây hạt (trong khi cây này năng suất rất thấp chỉ bằng 1/4 hoặc 1/2 là cùng so với cây ghép có năng suất cao).

Như vậy nếu trồng cây hạt thì trước mắt chỉ có lợi cho người bán giống nhưng dân về sau khốn khổ vì năng suất thấp. Hiện nay đây là vấn đề mấu chốt. Thực tế này là có thật", GS Khả lưu ý.

Theo GS Lê Đình Khả, cá nhân ông không có ý định chỉ trích hay phê phán ai, song với mỗi loài cây kinh tế cần phải có góc nhìn nhiều chiều để lường hết những khó khăn.

"Việt Nam đã có nhiều bài học từ cây cao su, cây điều... vì thế các cơ quan chức năng cần có bước đi thận trọng và đặc biệt là có những nhìn nhận thực tế để tránh mắc phải những sai lầm khi mở rộng ồ ạt cây mắc ca", GS Khả thận trọng.

  • Bích Ngọc
    theo baodatviet
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập359
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại878,871
  • Tổng lượt truy cập92,052,600
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây