Học tập đạo đức HCM

Chăn nuôi bên bờ vực thẳm

Thứ hai - 09/07/2012 21:25
Hội chăn nuôi VN vừa kêu cứu khẩn cấp trước thảm cảnh ngành chăn nuôi trong nước đang thiệt hại tới 2.000 tỷ đồng/tháng. Bộ NN-PTNT đã chính thức có Tờ trình gửi tới Thủ tướng Chính phủ kiến nghị có giải pháp cấp bách cứu ngành chăn nuôi đang bên bờ vực thẳm…

Theo ông Nguyễn Đăng Vang – Chủ tịch Hội Chăn nuôi VN, giá các sản phẩm chăn nuôi đang xuống thấp kỷ lục: Từ đầu năm 2012, giá thịt heo phổ biến trên 50.000 đồng/kg thì đến nay chỉ còn trên dưới 37.000 đồng/kg, trong khi giá thành chăn nuôi lên tới 46.000 đồng/kg. Như vậy, trung bình người chăn nuôi lỗ gần 10.000 đồng/kg heo hơi (tức lỗ xấp xỉ 1 triệu đồng/con). Đối với gà lông màu giá cũng giảm rất mạnh chỉ còn 35.000 đồng/kg (mất 10.000 đồng/kg) và gà lông trắng còn “khủng khiếp” hơn khi chỉ còn dưới 25.000 đồng/kg (giảm tới 12.000 đồng/kg). Trước tình hình này, rất nhiều cơ sở chăn nuôi gia trại, trang trại phải giảm đàn, thậm chí ngừng nuôi vì thua lỗ nặng.


Người chăn nuôi heo đang lỗ tới gần 1 triệu đồng/con!

“Dự báo tình trạng này còn kéo dài tới tháng 9/2012 đối với chăn nuôi heo và đến tháng 8/2012 đối với gia cầm. Và ngay cả khi có những biện pháp ngăn chặn và hỗ trợ thì ngành chăn nuôi từ nay đến thời điểm đó còn mất thêm ít nhất 5.000 tỷ đồng nữa!” – ông Vang lo lắng nói. Còn trường hợp không có biện pháp ngăn chặn nhanh thì thiệt hại không thể đo đếm nổi, kéo theo nhiều thiệt hại kép như đàn heo nái giảm quá đà, dẫn đến tết sẽ thiếu thịt nghiêm trọng, giá cả tăng cao (như từng xảy ra đầu năm 2011) góp phần đẩy lạm phát tăng vọt.

Theo Hội Chăn nuôi VN, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thảm cảnh này như kinh tế suy thoái khiến sức mua giảm; cung vượt cầu (năm 2011 giá thịt heo tăng rất cao, trên dưới 60.000 đồng/kg đã kích thích người dân mở rộng đàn và trang trại). Bên cạnh đó, chất cấm Beta Agonist trong chăn nuôi rộ lên thời gian qua khiến người tiêu dùng lo ngại kéo giá bán xuống thấp. Hiện tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm lại bùng phát và khó kiểm soát càng khiến người chăn nuôi khốn đốn. Đặc biệt, quy mô chăn nuôi ở nước ta phổ biến là nhỏ lẻ, cả nước chỉ có trên 6.200 trang trại trong tổng số 7,5 triệu hộ chăn nuôi. Việc giảm nhanh chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô lớn hơn đang bị nhiều rào cản như: trình độ hiểu biết về công nghệ, về quản lý trang trại, tiếp cận nguồn vốn với thủ tục phức tạp, điều kiện vay ngặt nghèo… càng đẩy ngành chăn nuôi đứng sát bên bờ vực thẳm.

 

Tại Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ (ngày 3/7/2012), Bộ NN-PTNT kiến nghị Chính phủ xem xét thông qua chính sách hỗ trợ đổi mới chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn, bền vững và chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại công nghiệp; đồng thời sớm điều chỉnh Nghị định số 61/2010/NĐ-CP về việc khuyến khích các DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Theo đó, điều chỉnh cụ thể như sau: Đối tượng là các trang trại chăn nuôi, các HTX dịch vụ trong lĩnh vực chăn nuôi và chế biến sản phẩm chăn nuôi được hưởng chính sách ưu đãi như các DN. Về địa bàn đầu tư: Ngoài vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, những vùng khác đã được địa phương quy hoạch chăn nuôi lâu dài thì vẫn được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư.

Vấn đề đặt ra cấp thiết hiện nay là cần có những chính sách để giải cứu ngành chăn nuôi. Hội Chăn nuôi VN đã đề xuất 5 giải pháp cấp bách:

(1) người chăn nuôi phải giảm ngay nguồn cung bằng cách chuyển 15% heo cai sữa sang làm heo sữa quay.

(2) Đối với cơ sở giết mổ nên áp dụng quy trình cấp đông sâu để lưu trữ thịt trong 3 – 4 tháng nhằm kéo lui nguồn cung ra thị trường.

(3) tìm cách giảm ngay 5% giá thành TĂCN nhằm giúp người chăn nuôi tồn tại.

(4) DN chế biến đa dạng hóa sản phẩm như dùng thịt trong nước để chế biến xúc xích, thịt xông khói và có biện pháp khuyến khích tăng tiêu dùng.

(5) Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT, Bộ NN-PTNT cần kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 1.170 tỷ đồng từ gói hỗ trợ kinh tế để giảm giá 5% TĂCN (tương đương 900 tỷ đồng) thông qua giảm thuế thu nhập DN hoặc thuế nhập khẩu nguyên liệu TĂCN (nhằm thực hiện giải pháp (2) nêu trên); hỗ trợ 270 tỷ đồng để vay tín dụng 9.000 tỷ với lãi suất giảm 6%/năm, kỳ hạn 6 tháng (nhằm thực hiện giải pháp (1), (2), (3) nêu trên).

Ông Vang cho rằng, giải pháp hỗ trợ nêu trên thực tế là Chính phủ lấy ngắn nuôi dài, bởi lẽ, ngành TĂCN đóng góp cho ngân sách Nhà nước năm 2012 khoảng 10.700 tỷ đồng, trong đó thuế VAT 9.700 tỷ đồng, thuế thu nhập DN 1.000 tỷ đồng (chưa kể thuế nhập khẩu nguyên liệu TĂCN). Vì thế, việc Chính phủ thực hiện ngay việc hỗ trợ là một chiến lược khôn ngoan, lấy nó nuôi nó để thu được thuế nhiều hơn về sau.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cũng đã có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ (ngày 3/7/2012) kiến nghị ban hành chính sách khuyến khích và hỗ trợ DN có điều kiện để thu mua, bảo quản và chế biến thịt heo đông lạnh. Bộ NN-PTNT cho rằng, đối với giết mổ tiêu thụ tươi và giết mổ cấp đông, Chính phủ hỗ trợ cho vay 20 triệu đồng/tấn (thời hạn 3 tháng, lãi suất 0%). Đối với chế biến sản phẩm đóng hộp và các sản phẩm thành phẩm khác cho vay 30 triệu đồng/tấn (thời hạn 6 tháng, lãi suất 0%). Thời gian thực hiện việc hỗ trợ này tính từ ngày 1/7/2012 đến 28/2/2013.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước khẩn trương rà soát và thực hiện tái cơ cấu nợ đối với các DN chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi cũng như các hộ chăn nuôi, cho vay mới để duy trì sản xuất.

Nguồn: baomoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập143
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại869,723
  • Tổng lượt truy cập90,933,116
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây