Học tập đạo đức HCM

Chăn nuôi không mùi

Thứ tư - 21/05/2014 03:32
Hiệu quả kinh tế của mô hình đem lại so với chăn nuôi theo phương thức cũ của địa phương là trên 60 triệu đồng với diện tích 400 m2 nền chuồng/20 hộ tham gia mô hình.
 
Chăn nuôi không mùi

Lợn nuôi trên nền đệm lót sinh học ít bị mắc bệnh và ít bị tái phát bệnh hơn so với lợn nuôi trên nền xi măng


Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh  học (ĐLSH) là phương pháp mới, đang được phổ biến rộng rãi trên toàn quốc, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm ô nhiễm môi trường... NNVN giới thiệu một số mô hình tiêu biểu. 

Lợn không tắm vẫn sạch

Bằng kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học, từ tháng 8/2013 đến tháng 4/2014, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện đề tài "Mô hình ứng dụng ĐLSH trong chăn nuôi lợn tại huyện Trấn Yên, Văn Yên và TP Yên Bái".

Đề tài được triển khai tại 20 hộ chăn nuôi của các địa phương trên. Kết quả bước đầu cho thấy ứng dụng ĐLSH rất phù hợp với phương thức chăn nuôi lợn tại địa phương, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho lao động.

Các hộ tham gia mô hình trên diện tích nền chuồng chăn nuôi cũ, cải tạo lại nền bằng cách đục lỗ với đường kính 4 cm và cứ cách 30 - 50 cm thì đục 1 lỗ mục đích là để thoát nước. Với diện tích 20 m2/hộ, sát trùng chuồng trại. Tiến hành làm đệm lót bằng trấu + mùn cưa, với chế phẩm sinh học Balasa-N01.

Rải lớp trấu dày 30 cm, phun nước sạch lên, dùng cào đảo cho khối nguyên liệu ẩm đều và làm phẳng mặt đạt độ ẩm 40%, tưới đều 100 lít dịch men, sau đó rải đều một phần cám ngô có trong dịch men lên trấu; tiếp tục rải mùn cưa dầy 30 cm lên lớp trấu; phun nước sạch và đảo đến khi đạt độ ẩm 30%, rải đều 5 kg cám ngô qua xử lý, tưới đều 100 lít dịch men còn lại lên lớp mùn cưa, làm phẳng, đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc nilon, quá trình lên men được thực hiện.

Mô hình chăn nuôi lợn trên nền ĐLSH đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Kỹ thuật lại khá đơn giản nên người chăn nuôi dễ dàng áp dụng. Trong thời gian tới tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục nhân rộng.

Sau 8 tháng triển khai thực hiện, so sánh giữa 2 hình thức chăn nuôi: Nuôi lợn trên nền ĐLSH và nuôi trên nền xi măng (đối chứng); được theo dõi mùi hôi, tỷ lệ mắc bệnh, khả năng tăng trọng, chi phí và lợi nhuận. Kết quả cho thấy lợn nuôi trên nền ĐLSH ít bị mắc bệnh và ít bị tái phát bệnh hơn so với lợn nuôi trên nền xi măng.

Nguyên nhân là do chăn nuôi trên ĐLSH đã tạo một môi trường có tiểu khí hậu tốt, trong sạch không ô nhiễm. Khả năng tăng trọng của đàn lợn nuôi trên nền đệm lót tăng 1,3 - 1,4 kg/con/lứa nuôi so với đối chứng. Giảm chi phí thuốc thú y từ 15 - 17 nghìn đồng/con/lứa nuôi.

Trong suốt quá trình nuôi, người  không phải dọn chuồng, giảm 80% công lao động do đó giảm chi phí cho hộ, giảm chi phí thuốc thú y, công lao động, điện sưởi ấm cho lợn ở giai đoạn nhỏ và điện để tắm, rửa chuồng nuôi cho lợn.

Chuồng trại chăn nuôi không còn mùi hôi thối, không có chất thải thải ra, vì vậy không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, góp phần bảo vệ sức khỏe cho con người và vật nuôi sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh.

Hiệu quả kinh tế của mô hình đem lại so với chăn nuôi theo phương thức cũ của địa phương là trên 60 triệu đồng với diện tích 400 m2 nền chuồng/20 hộ tham gia mô hình.

Anh Nguyễn Đức Phong ở thôn Chiến Khu, xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên là một trong những hộ tham gia mô hình, đã chăn nuôi lợn từ nhiều năm nay. Với quy mô chuồng nuôi gần 50 con lợn thịt, việc dọn dẹp, chăm sóc đàn lợn tốn rất nhiều thời gian của gia đình anh.

Mặc dù đã đầu tư xây dựng hầm biogas nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi nhưng do lượng chất thải lớn cộng với gia đình không có nhiều thời gian dọn dẹp chuồng nuôi nên môi trường xung quanh vẫn có mùi hôi thối, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trong gia đình.

Anh Phong chia sẻ: “Từ khi tham gia mô hình ứng dụng ĐLSH trong chăn nuôi lợn tôi thấy rất hiệu quả. Vừa tiết kiệm được thời gian chăn nuôi lại giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Mặc dù không phải tắm rửa nhưng đàn lợn nhà tôi vẫn phát triển khỏe mạnh, da bóng hồng và đặc biệt là không còn ruồi nhặng và hiện tượng ghẻ”.

nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập322
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại813,625
  • Tổng lượt truy cập90,877,018
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây