Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên vừa tổ chức hội thảo mô hình trình diễn, sử dụng chế phẩm vi sinh Sumitri xử lý rơm rạ trước gieo cấy lúa vụ mùa 2018 tại huyện Phù Cừ.
Mô hình trình diễn sử dụng chế phẩm vi sinh Sumitri xử lý rơm rạ sau thu hoạch |
Tới dự hội nghị, ngoài lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông, Phòng NN-PTNT các huyện, thành phố thuộc tỉnh, còn có đại diện đơn vị sản xuất và cung ứng chế phẩm Sumitri, hơn 100 nông dân tham gia dự án trên địa bàn. Hội thảo thu hút khá nhiều nông dân ngoài vùng dự án đến tham quan và học tập mô hình.
Mô hình trình diễn được thực hiện trên diện tích 100ha canh tác lúa mùa, thuộc các xã Nhật Quang và Đình Cao (Phù Cừ). Chế phẩm Sumitri được phối trộn với cát/đất bột/phân bón, sau đem rải đều trên ruộng trước hoặc sau cày lồng giập rạ lần đầu. Liều lượng xử lý 4kg Sumitri/ha gieo cấy. Kết quả sau xử lý 3 - 5 ngày, hầu hết các tàn dư thực vật (chủ yếu là rơm rạ) trên ruộng đã bị phân huỷ hoàn toàn, mạ sau cấy bén rễ hồi xanh nhanh, cây lúa sinh trưởng phát triển cân đối, năng suất sau thu hoạch tăng 5,4 tạ/ha, thu nhập tăng (so với đối chứng không xử lý chế phẩm Sumitri) gần 5 triệu đồng/ha.
Ông Đỗ Xuân Trường tham gia mô hình hào hứng khoe: Gia đình ông được cấp gần 1,5kg chế phẩm vi sinh Sumitri, được cán bộ khuyến nông cầm tay chỉ việc xử lý rơm rạ sau thu hoạch, chỉ sau 5 ngày rơm rạ đã mục nhuyễn hết, lội ruộng thấy bùn đất mát chân hơn, lúa cấy sinh trưởng, phát triển nhanh hơn, sâu bệnh ít, nhất là các bệnh bạc lá, khô vằn, đạo ôn, dự kiến năng suất đạt 230kg/sào, tăng 20kg so với các ruộng không xử lý vi sinh Sumitri. Đề nghị tỉnh tiếp tục hỗ trợ chế phẩm Sumitri cho bà con nông dân xử lý rơm rạ trong các vụ kế tiếp.
Cùng chung ý kiến với ông Trường, Bà Phạm Thị Hoa (xã Nhật Quang) chia sẻ thêm: Ruộng được xử lý rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh Sumitri, cây lúa sinh trưởng đồng đều, rễ nhiều, cây cứng, bông to, hạt mẩy, tỷ lệ lép thấp, cỏ dại ít hơn so các ruộng không xử lý chế phẩm sumitri, đồng thời còn tiết kiệm được 25% nhu cầu phân hoá học bón cho ruộng lúa.
Sau tham quan thực tế mô hình, các nhà nông ngoài vùng dự án, đều mong muốn sớm được tiếp cận với chế phẩm vi sinh Sumitri, để xử lý rơm rạ nói riêng, tàn dư hữu cơ nói chung trên đồng ruộng canh tác của gia đình mình.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Minh Giáo, Bí thư Đảng uỷ xã Nhật Quang rất rất tượng với mô hình xử lý rơm rạ tại địa phương, coi đây là cơ hội để mở rộng mô hình ra toàn bộ diện tích canh tác của xã (bao gồm cả lúa và cây trồng vụ đông), nhằm sớm đẩy lùi tình trạng xả thải rơm rạ xuống kênh mương, sông trục trên đồng, gây ách tắc dòng chảy, đặc biệt việc đốt rơm rạ trên các trục đường giao thông, làm cản trở phương tiện đi lại và gây ô nhiễm môi trường.
Theo ông Phạm Xuân Hưng, Giám đốc Cty TNHH Phương Nam (đơn vị sản xuất và cung ứng chế phẩm vi sinh Sumitri): Nếu bà con nông dân xử lý rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh Sumitri đúng kỹ thuật, sẽ giảm thiểu căn bản được nhu cầu thuốc trừ cỏ trên đồng ruộng và tiết kiệm được 40% nhu cầu phân bón các loại cho cây lúa. Ngoài ra, xử lý Sumitri trên cây ăn quả sẽ giúp vườn cây trẻ hoá.
"Đưa nhanh các chế phẩm sinh học và vi sinh vào canh tác lúa và rau màu, luôn được ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên quan tâm đầu tư hỗ trợ kịp thời, nhằm tránh việc nhà nông đang lạm dụng hoá chất phân bón và thuốc BVTV trong canh tác. Đây cũng là một hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp thân thiện môi trường", ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã