Chừng giữa tháng chạp, khi những khóm cúc hay vạn thọ nở vàng nơi đầu sân, ấy là lúc chợ quê cũng bắt đầu nhộn nhịp. Từ sáng sớm đã có những chiếc xe thồ hàng hóa, những gánh rau quả kiu kịt về chợ. Phiên chợ ngày 23 tháng chạp đã tấp nập người bán người mua làm không khí ấm áp của mùa xuân lan tỏa. Cho đến chiều 30 - ngày cuối năm cái không khí ấy vẫn không kém phần náo nhiệt.
Tháng chạp về làm ai nấy cũng đều bâng khuâng đến lạ lùng. Đứa trẻ thơ vừa sung sướng vừa ngại ngùng khi phải đứng giữ chợ mặc thử chiếc áo mới tinh, thơm tho mùi vải mới. Các bà, các mẹ đi chợ lo sắm từng nắm lá dong, lá chuối... lo sao cho cái tết được vẹn toàn.
Trăm bán vạn mua
“Muốn ăn tết to phải lo nhiều thứ”, để nói lên rằng ngày tết phải được chuẩn bị đầy đủ. Những phiên chợ tết thường họp từ khi gà mới gáy cho đến xế chiều. Thường khi đi chợ các mẹ, các chị còn đèo thêm đôi gà, buồn cau hay những thứ hoa trái trong vườn để bán góp vào sắm quần áo mới cho con thơ. Các bà thì lo mua trầu cau, hương hoa, vàng mã...
Nét đẹp chợ quê những ngày cuối năm vì thế mà đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt.
Theo Dantri
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"
Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh