Học tập đạo đức HCM

Chương trình bình ổn giá ở Hà Nội: Nông thôn và các khu công nghiệp vẫn khó tiếp cận

Thứ hai - 27/08/2012 05:05
Ngày 14/6/2012, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2629/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch bình ổn giá năm 2012 với mục tiêu cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định giá cả thị trường, kích cầu tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.
 

Đảm bảo thấp hơn 10% giá thị trường

Chị Lê Trâm Anh, công nhân một nhà máy ở Khu công nghiệp Bắc Thăng Long cho biết: "Thỉnh thoảng chúng tôi được tiếp cận hàng bình ổn giá của các doanh nghiệp do xe lưu động đưa về. Tuy nhiên, cả năm mới có 1 - 2 chuyến như vậy nên chúng tôi chủ yếu phải mua hàng bên ngoài. Tôi nghĩ, các doanh nghiệp cần nghiên cứu, mở cửa hàng cố định thì công nhân mới dễ dàng tiếp cận được".

Được biết, để thực hiện chương trình bình ổn giá, TP.Hà Nội sử dụng 376 tỷ đồng vốn ngân sách không tính lãi suất, tạm ứng vốn cho các doanh nghiệp. Số tiền này đáp ứng bình quân 8% so với nhu cầu tổng mức 10 nhóm mặt hàng thiết yếu. Đồng thời, các doanh nghiệp bằng nguồn vốn khác cũng chủ động tăng mức dự trữ hàng hóa, đảm bảo tổng lượng hàng dự trữ đáp ứng 20% so với tổng mức tiêu thụ của thành phố trong vòng 01 tháng. Thời gian thực hiện chương trình đến hết tháng 4/2013; 10 nhóm hàng thiết yếu được thành phố lựa chọn gồm: gạo tẻ thường; thịt lợn; thịt gà; trứng gà, vịt; thủy - hải sản; thực phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm; dầu ăn; đường ăn; rau, củ....

Các doanh nghiệp khi tham gia phải cam kết thực hiện đúng, đủ các quy định như đăng ký giá bán với Sở Tài chính và phải bán đúng giá đã được chấp thuận trong quá trình thực hiện chương trình. Chỉ được tăng giá khi có ý kiến bằng văn bản của Sở Tài chính đối với các mặt hàng có biến động tăng kéo dài tối thiểu 15 ngày liên tục và mức tăng từ 15% trở lên. Mức giá điều chỉnh đảm bảo nguyên tắc thấp hơn giá thị trường 10%.

Xử lý nghiêm doanh nghiệp vi phạm

Để thực hiện tốt chương trình, khắc phục tồn tại, TP.Hà Nội chỉ đạo các doanh nghiệp phối hợp với các địa phương tổ chức đưa hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp, khu chế xuất phục vụ người dân khu vực nông thôn, người lao động có thu nhập thấp, đang sinh sống tại khu công nghiệp...

Theo kế hoạch năm 2012, các doanh nghiệp phải tổ chức 38 phiên chợ Việt tại 16 huyện ngoại thành; 400 chuyến hàng lưu động và 24 chuyến bán hàng chính sách xã hội tại các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức. Trong 8 tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã thực hiện được 35 chuyến bán hàng, trong đó có 17 chuyến hàng lưu động ở 10 quận, huyện với tổng doanh thu 930 triệu đồng; 5 phiên chợ hàng Việt tại các huyện Thạch Thất, Sóc Sơn, Chương Mỹ với doanh thu 600 triệu đồng và 13 chuyến hàng phục vụ công nhân, tổng doanh số 876,7 triệu đồng.

Để khắc phục tình trạng người nghèo không tiếp cận được hàng bình ổn, thành phố yêu cầu các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới bán hàng bình ổn phục vụ người có thu nhập thấp. Hiện, có 15 doanh nghiệp tham gia chương trình đã chủ động đăng ký xây dựng kế hoạch tổ chức bán hàng tại 689 điểm, trong đó có 56 điểm tổ chức ở các chợ, 329 điểm bán hàng ở các huyện, thị xã.

Song song với việc bình ổn giá, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Văn Đồng cho biết, đang chỉ đạo quyết liệt Chi cục Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng buôn bán hàng lậu, hàng cấm; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và gian lận thương mại... Kiểm soát việc thực hiện các quyết định điều hành về giá, niêm yết giá và bán hàng theo đúng giá niêm yết, xử lý kịp thời các trường hợp lợi dụng đầu cơ, ép giá, găm hàng, đưa tin thất thiệt nhằm đẩy giá bán hàng lên cao, gây bất ổn thị trường. 

Tính đến ngày 16/8/2012, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra 5.826 vụ, xử lý 5.535 vụ, trong đó có 817 vụ hàng cấm, hàng nhập lậu; 516 vụ hàng giả; 236 vụ vi phạm đo lường chất lượng..., trong đó phạt hành chính hơn 15,6 tỷ đồng, tiêu hủy hàng trị giá hơn 16 tỷ đồng.

Duy Phong
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập132
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại871,137
  • Tổng lượt truy cập90,934,530
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây