Học tập đạo đức HCM

Cô gái nhỏ nhắn 8x đưa nghề mới về làng

Thứ hai - 27/10/2014 22:05
Sinh năm 1985 nhưng Nguyễn Thị Hiên (thị trấn Nông Trường Lệ Ninh, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) đã làm thay đổi hẳn tập quán làm nghề ở một vùng quê.
Ngồi trước mặt tôi là một cô gái nhỏ nhắn, xinh đẹp và nếu không được giới thiệu trước thì tôi không thể tin rằng cô gái trẻ này đã đưa được nghề mây tre đan xuất khẩu - một nghề hoàn toàn mới về với người nông dân quanh năm chỉ biết trồng lúa.

 

Tốt nghiệp Trung cấp Kế toán ở Đà Nẵng, Hiên được tuyển dụng vào một Công ty sản xuất nguyên vật liệu mây tre đan. Quá trình làm việc ở đây, cô tích lũy được nhiều kinh nghiệm về nghề, đồng thời đã gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều cơ sở mây tre đan trong toàn quốc.

Sau một thời gian làm việc, Nguyễn Thị Hiên nảy ra ý nghĩ: "Tại sao mình không đưa nghề này về quê để tranh thủ được nguồn lao động nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho bà con nghèo ở quê?".

Thế nhưng khi cô đưa ý tưởng này bàn bạc với gia đình và người thân thì bị mọi người phản đối. Không nản chí, Hiên vừa thuyết phục gia đình vừa đi khắp nơi gõ cửa tìm sự ủng hộ. "Trong thời gian chạy đôn chạy đáo này, em sút mất 6kg, nên chỉ nặng có… 37kg. Thương con, bố mẹ và anh chị em cuối cùng đành phải… đầu hàng và chung tay hỗ trợ cho em!" - Hiên kể.

Thời gian làm việc ở doanh nghiệp mây tre Đà Nẵng đã giúp Hiên hiểu việc làm ra sản phẩm đạt chất lượng đã khó nhưng vấn đề đầu ra cho sản phẩm càng khó hơn. Vì thế, trước khi triển khai dạy nghề cho mọi người, cô đã ra các tỉnh phía Bắc để thăm dò thị trường. Bước đầu Hiên đã hợp tác được với một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu các sản phẩm mỹ nghệ này.

 

Các học viên và nhân viên trong cơ sở mây tre đan xuất khẩu của Hiên.
Có "mối" rồi, Hiên động viên những người dân trong thôn, xóm và xã cùng tham gia học nghề, đồng thời ra Thái Bình thuê 2 nghệ nhân ở làng nghề thủ công mỹ nghệ vào quê mình giảng dạy. Những ngày đầu tiên, lớp học vắng tanh vì bà con còn e dè, không biết cô gái "mặt búng ra sữa" thì làm được điều gì? Thế là hàng ngày, Hiên phải đến từng nhà bà con, cô bác, tỉ tê, thuyết phục họ tham gia học nghề thay vì ngồi chơi không.

 

"Nói phải củ cải cũng phải nghe", lớp học của Hiên ngày một đông người. Hiên cũng đầu tư mua trên 1 tấn song mây, 10 vạn sợi mây để các học viên học nghề. Sau hơn hai tháng miệt mài học tập, những sản phẩm đầu tay của các học viên cũng đã ra đời. "Nhìn những sản phẩm thể hiện được ý tưởng cũng như yêu cầu của đối tác, em mừng đến phát khóc" - Hiên chia sẻ.

Giám đốc 8x của nông dân

 

Tỉnh Quảng Trị của em xuất nguyên liệu song mây thô cho các tỉnh khác, trong khi cơ sở của em cũng phải mua song, mây đã sơ chế từ Thái Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng… Em mơ ước có thể sơ chế và đưa vào sản xuất, rút ngắn hành trình của cây song, cây mây quê mình, góp phần hạ giá thành sản phẩm và hỗ trợ thêm tiền công cho bà con…

Nguyễn Thị Hiên

Sau khi mở lớp dạy nghề, cuối tháng 8/2010, Nguyễn Thị Hiên đã mạnh dạn đứng ra thành lập cơ sở mây tre đan xuất khẩu ngay tại nhà. Đến thời điểm này, Hiên đã có thể vững tin với hướng đi của mình khi đã mở được 6 lớp đào tạo với 300 người theo học và rất nhiều lao động trong số này đã tham gia cơ sở sản xuất của cô.

 

Mỗi ngày của cô gái bé nhỏ này thường bắt đầu rất sớm với công việc quen thuộc là phát nguyên liệu cho bà con, kiểm tra tình hình sản xuất, gom hàng và liên hệ với đối tác để xuất hàng bảo đảm theo yêu cầu.

Để củng cố, nâng cao tay nghề cho bà con, Hiên đã lựa chọn 2 học viên xuất sắc nhất, gửi ra Hà Nội tiếp tục học hỏi và tiếp cận với các công nghệ mới.

Hiên cho biết, với thu nhập bình quân trên 1 triệu đồng/người/tháng và những thuận lợi trong quá trình sản xuất nên việc vận động bà con tham gia học nghề và sản xuất không còn khó khăn như buổi ban đầu, thậm chí ngày càng có nhiều người xin làm.

Và đến thời điểm này, cơ sở của cô có gần 200 lao động tham gia đã xuất bán được trên 1.500 sản phẩm, đồng thời tiến hành ký hợp đồng lâu dài với các công ty bao tiêu sản phẩm ở phía bắc. Và hẳn nhiên, Hiên trở thành "giám đốc" của một cơ sở mà nhân viên toàn là bà con, cô bác làng xóm của mình.

 

Nguồn: DÂN VIÊT

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập358
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại811,255
  • Tổng lượt truy cập90,874,648
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây