Các thị trường xuất khẩu chính đều có kim ngạch tăng khá, dẫn đầu là Trung Quốc với 1,2 tỷ USD, chiếm 74,6% tỉ trọng và đứng thứ hai là thị trường Hoa Kỳ với trị giá 50,9 triệu USD. Đây quả là tin vui với nền nông nghiệp nước nhà nói chung, người nông dân các doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh nông sản nói riêng, vì chúng ta đã xuất khẩu được khá nhiều các mặt hàng rau, củ, quả vốn là thế mạnh đồng thời cũng là lợi thế so sánh của chúng ta.
Sầu Riêng là một trong những trái cây đặc sản của Việt Nam. Nhưng 6 tháng qua một số DN lại nhập Sầu Riêng từ Thái Lan xuất sang nước thứ 3 (ảnh minh họa) |
Tuy nhiên, niềm vui thoáng qua thì ngày 14/7 tờ Tuoitre có bài “Việt Nam xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc giùm cho Thái!”. Trong đó, dẫn nguồn tin thống kê từ Tổng Cục Hải quan cho hay, trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam nhập 266 triệu USD trái cây Thái Lan và xuất sang Trung Quốc là 266 triệu USD.Theo đó, có 4 loại trái cây Thái Lan được nhập vào Việt Nam và 100% được xuất sang Trung Quốc, gồm nhãn tươi (92 triệu USD), sầu riêng (86 triệu USD), măng cụt (56 triệu USD) và nhãn khô (20 triệu USD). Hầu hết số lượng trái cây trên được xuất qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn).
Thực ra trong một nền kinh tế mở, việc doanh nghiệp của quốc gia này nhập khẩu hàng của quốc gia khác rồi xuất khẩu sang nước thứ ba cũng là chuyện bình thường. Vì đây cũng là hình thức kinh doanh, miễn là có lãi. Song trên bình diện điều hành kinh tế vĩ mô, số liệu thống kê sai hoặc không đầy đủ hệ quả sẽ khó lường. Nếu chiếu theo con số báo cáo của ngành Công Thương, thậm chí cả Tổng Cục thống kê, ai cũng nhầm tưởng trong 6 tháng các sản phẩm rau quả do người nông dân và doanh nghiệp trong nước sản xuất đạt giá trị kim ngạch 2 tỷ USD (khoảng gần 44 nghìn tỷ đồng). Điều này chứng tỏ, mặt hàng rau quả Việt Nam đã vượt qua các quy định khắt khe về chất lượng để có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Từ đây, trong khâu hoạch định chính sách, Chính phủ, bộ, ngành, địa phương có thể mở rộng quy hoạch, hoặc “bơm’ thêm nguồn vốn để mở rộng diện tích gieo trồng và sản xuất.
Tuy nhiên, nếu nhìn lại con số trên, tổng xuất khẩu rau quả 6 tháng đạt 2 tỷ USD, trong khi nhập trái cây từ Thái Lan 5 tháng đầu năm về đạt mức 266 triệu USD, rồi xuất sang TQ 266 triệu USD, tính ra mặt hàng rau quả của Việt Nam sản xuất đạt giá trị xuất khẩu trong 6 tháng chỉ vào khoảng chưa đến 1,7 tỷ USD? Đây là những con số chúng tôi không bình luận, nhưng có lẽ các bộ, ngành chức năng phải có chức năng giải trình!
Lê Hà/laodongthudo.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã