Học tập đạo đức HCM

Công điện khẩn về Bão số 2

Thứ bảy - 22/06/2013 08:37
Công điện khẩn số 11/CĐ-TW gửi Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố vùng miền núi, trung du và đồng bằng, và các bộ, ngành liên quan.

Nội dung công điện nêu rõ, để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bão hiệu quả, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương sáng ngày 22/6/2013, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn yêu cầu:

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi phối hợp với lực lượng biên phòng, ngành thủy sản và các chủ tàu triển khai ngay việc hướng dẫn di chuyển để không đi vào, thoát ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú bão an toàn, đặc biệt là các tàu thuyền hoạt động ở khu vực Quần đảo Hoàng Sa và Vịnh Bắc Bộ; kiểm tra chặt chẽ tàu thuyền ra khơi và tổ chức neo đậu cho tàu thuyền trong các khu tránh trú bão. Vùng nguy hiểm được xác định là vùng biển phía Bắc vĩ tuyến 17.

Chủ động kiểm tra đê điều, hồ đập, công trình đang thi công để có biện pháp đảm bảo an toàn về người và tài sản; rà soát phương án, sẵn sàng sơ tán dân cư ở các khu vực nguy hiểm (vùng thấp trũng ven biển, cửa sông, vùng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét); chỉ đạo, hướng dẫn chằng, chống nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện, cắt tỉa cành cây để hạn chế thiệt hại khi bão đổ bộ. Căn cứ diễn biến của bão và tình hình cụ thể ở địa phương để quyết định: cấm tàu thuyền ra khơi, thực hiện sơ tán dân cư ra khỏi các khu vực nguy hiểm, từ các nhà yếu sang nhà kiên cố, trên tàu thuyền, trên các đầm, chòi canh, nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ vào; tổ chức lực lượng canh gác đảm bảo an ninh trật tự ở những khu vực phải di dời dân, khu vực thường bị ngập sâu, các bến đò, ngầm.

Các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng cần chủ động kiểm tra, rà soát các hồ chứa (đặc biệt là các hồ đập vừa và nhỏ, các hồ đập đã xảy ra sự cố, đang thi công), hầm mỏ, khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét; sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người và tài sản; thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" để chủ động đối phó với tình huống mưa, lũ lớn, bị chia cắt.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo rà soát, kiểm tra, triển khai các biện pháp bảo vệ đê điều, hồ đập thủy lợi, tiêu nước chống ngập úng.

Bộ Công Thương chỉ đạo kiểm tra, có phương án bảo đảm vận hành an toàn các hồ thủy điện, hệ thống truyền tải điện, đảm bảo đủ nguồn lương thực, thực phẩm dự trữ, nguồn điện phục vụ bơm tiêu chống úng ngập.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo nắm chắc số lượng tàu vận tải đang hoạt động trên biển, trên sông, hướng dẫn để thoát ra và không đi vào vùng biển nguy hiểm, tìm nơi tránh, trú bão, tổ chức neo đậu an toàn đặc biệt đối với các tàu vận tải lớn. Có phương án đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính, chuẩn bị phương tiện, vật tư kịp thời khắc phục sự cố giao thông khi mưa, lũ.

Các Bộ: Quốc phòng, Công an chỉ đạo các đơn vị đóng quân trên địa bàn nằm trong khu vực ảnh hưởng của bão, mưa lũ chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng giúp đỡ, phối hợp với lực lượng của địa phương thực hiện việc sơ tán dân khi có yêu cầu; cùng địa phương triển khai các biện pháp cần thiết phòng, chống bão, mưa lũ.

Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Y tế, Ngoại giao, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan theo chức năng và nhiệm vụ của mình chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các địa phương có phương án đảm bảo an toàn cho khách du lịch, duy trì thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo phòng, chống, sẵn sàng giúp đỡ địa phương khi có yêu cầu.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia tiếp tục theo dõi diễn biến của bão, mưa lũ, dự báo và cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo và đưa tin kịp thời những diễn biến của bão, mưa lũ để nhân dân biết, chủ động phòng, tránh.

Bộ Ngoại giao chủ động làm việc với các nước trong khu vực để có biện pháp hỗ trợ cho ngư dân và tàu thuyền tránh trú bão khi cần thiết.

Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn.

Đỗ Hương

Theo chinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập123
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại811,847
  • Tổng lượt truy cập90,875,240
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây