Đặc biệt, đối với trên 4.525 ha cao su được trồng trước đây trên đất rừng khộp nghèo ở các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, các đơn vị chức năng hướng dẫn các nông hộ, doanh nghiệp thường xuyên kiểm tra khơi dòng chảy, đào rãnh dẫn nước về các mương tiêu úng không để nước ứ đọng gây ngập úng cục bộ trong các lô cao su… Cũng theo các đơn vị chức năng, tùy theo độ tuổi của cây cao su, hàng năm, các nông hộ, các doanh nghiệp trồng cao su có chế độ bón lượng phân hữu cơ, vô cơ hợp lý.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có gần 38.500 ha cao su, trong đó có 23.573 ha cao su đã đưa vào kinh doanh khai thác mủ, sản lượng mỗi năm đạt từ 32.500 tấn mủ cao su khô trở lên, diện tích cao su còn lại đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Diện tích cao su tập trung nhiều nhất ở các huyện Ea H’Leo, Cư M’gar, Krông Búk, Krông Năng…
Theo nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển thể dục, thể thao trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố