Học tập đạo đức HCM

Dân Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng/năm mua SGK dùng một lần

Thứ bảy - 25/08/2018 08:25
Số tiền bỏ ra mua sách giáo khoa khá lớn, trong khi sách dùng chỉ được một năm là phải bỏ đi khiến dư luận bức xúc. Năm nào, NXB Giáo dục cũng in hơn 100 triệu bản sách mới.
 

Câu chuyện SGK đột nhiên khan hiếm khi năm học mới chưa bắt đầu nhận được sự quan tâm của dư luận những ngày vừa qua.

100 triệu bản sách được in mỗi năm

Theo báo cáo năm 2017 của NXB Việt Nam gửi Bộ GD&ĐT, sản lượng sản xuất SGK năm 2018 dự kiến là 104 triệu bản; năm 2017 là 107,8 triệu bản; năm 2016 là 108,8 triệu bản và năm 2015 là 101 triệu bản.

Cùng với đó, tổng doanh thu năm 2018 của NXB Giáo dục Việt Nam dự kiến là 1.173 tỷ đồng, năm 2017 là 1.203 tỷ đồng, năm 2016 là 1.147 tỷ đồng và năm 2015 là 1.041 tỷ đồng.

Dân Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng/năm mua SGK dùng một lần

Số liệu tình hình sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của NXB Giáo dục Việt Nam.

Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế dự kiến của năm 2018 là 90,5 tỷ đồng. Lợi nhuận của năm 2017 là 150,8 tỷ đồng, năm 2016 là 72,1 tỷ đồng và năm 2015 là 32 tỷ đồng.

Năm 2016, lợi nhuận tăng 40 tỷ đồng so với năm 2015 (tăng 125%). Năm 2017 lợi nhuận tăng 78,7 tỷ đồng (tăng 109%) so với năm 2016.

Cũng theo số liệu thống kê này, năm nay NXB Giáo dục Việt Nam dự kiến nộp ngân sách hơn 81 tỷ đồng, thấp hơn năm ngoái gần 4 tỷ đồng.

Số lượng phát hành SGK chiếm nửa ngành xuất bản

Theo thống kê khác, năm 2016, số lượng SGK phát hành của NXB Giáo dục Việt Nam chiếm tới 56,4% ngành xuất bản. Năm 2017, con số này là 50,4%. Ðó là chưa kể các loại ấn phẩm khác của nhà xuất bản này.

Dân Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng/năm mua SGK dùng một lần

Học sinh tại Long An háo hức khi được tặng sách. Ảnh: Tùng Tin.

Như vậy, số lượng phát hành SGK của NXB Giáo dục Việt Nam bằng tất cả ấn phẩm in ấn của các NXB khác ở Việt Nam cộng lại. Ngoài SGK, NXB Giáo dục Việt Nam còn in các ấn phẩm khác dạng tài liệu sách và các loại lịch, áp phích, tờ rơi, tờ gấp.

Nhiều cuốn SGK chỉ dùng một lần

Theo phản hồi của phụ huynh, học sinh, một số cuốn SGK hiện tại có thể tái sử dụng. Một số cuốn khác do có sẵn phần câu hỏi, bài tập buộc học sinh phải ghi chép hoặc điền vào nên chỉ dùng được một lần. Sự lãng phí này khiến dư luận bức xúc.

Theo bảng giá niêm yết SGK năm học 2018-2019, mỗi lớp ở cấp tiểu học đều có 6 cuốn SGK, giá dao động 45.300 đồng đến 78.300 đồng. Bộ SGK ở cấp THCS cùng môn Tiếng Anh của lớp 6 và lớp 7 là 12 cuốn, lớp 8 và lớp 9 là 13 cuốn, giá 97.700-144.500 đồng. Sộ SGK ở cấp THPT theo chương trình chuẩn và môn Tiếng Anh có giá từ 141.400 đồng đến 153.500 đồng với 14 cuốn.

Chia sẻ về thực trạng sử dụng SGK, GS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay, trước đây học sinh đi học rất ít khi được dùng sách mới, chủ yếu là dùng lại sách từ các khóa trước. Khi đó, sách cũng ít có sự điều chỉnh, nếu có tái bản, thông tin sẽ được đính chính dưới chân trang nên sử dụng lâu dài được.

Ngày nay, mỗi học sinh đi học phải mua hàng chục cuốn sách, mỗi năm nhà xuất bản bán ra cả trăm triệu bản rồi năm sau bỏ đi là sự lãng phí lớn. Bởi thực tế, ở nhiều vùng quê, học sinh vùng sâu vùng xa có điều kiện khó khăn vẫn có nhu cầu sử dùng sách cũ.

Vì vậy, theo GS Trần Xuân Nhĩ đề xuất, NXB cần xem xét lại việc phát hành sách có luôn phần làm bài tập vì chỉ sử dụng được một lần.

Theo baohatinh.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập243
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại826,132
  • Tổng lượt truy cập90,889,525
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây