Học tập đạo đức HCM

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đạt yêu cầu

Thứ tư - 19/11/2014 19:19
KTNT - Trả lời chất vấn của đại biểu Phạm Văn Tấn (Nghệ An) về mức độ thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho nông dân và làm thế nào để đào tạo xong nông dân có việc làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Cao Đức Phát cho hay:
Bộ Nông nghiệp và PTNT được giao trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện Quyết định số 1956 về chương trình mục tiêu quốc gia đào tạo nghề cho nông dân và cuối năm 2012 được giao trực tiếp chỉ đạo việc đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân.



Theo kế hoạch năm 2011 - 2015, chúng ta phải đào tạo 4,7 triệu nông dân, trong đó 1,6 triệu người để làm nông nghiệp. Những con số tổng hợp của chúng tôi thì hết năm 2015 chúng ta có thể sẽ đào tạo được 1.026.000 nông dân, như vậy đúng là sẽ không đạt mục tiêu đề ra. Ở đây có nhiều nguyên nhân, thứ nhất là chương trình mới khởi động và vừa làm vừa xây dựng các cơ sở đào tạo nghề, đào tạo giáo viên, xây dựng chương trình... Cũng có một ý chúng ta đưa vốn về cho các địa phương, các địa phương tuyên truyền phổ biến cho bà con nông dân và bà con nông dân đăng ký thì số đăng ký học nghề nông cũng có mức độ. Tuy nhiên, số lượng cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn phải đảm bảo chất lượng đào tạo nghề.

Năm 2013, đào tạo 203.119 nông dân, có 188.768 người đã học xong và có 166.520 có việc làm cũ hoặc việc làm mới và việc làm cũ có năng suất cao hơn, đây là theo báo cáo của các tỉnh đạt, 88,2%. Tuy nhiên, nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội thấy rằng chúng ta cần phải làm rất nhiều để vừa gia tăng số lượng đào tạo và nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo.

Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu những biện pháp chính nhằm cải thiện tình hình đào tạo lao động nông thôn còn thấp hiện nay:

Thứ nhất, Bộ đã ban hành 132 chương trình và giáo trình của 132 nghề bám sát những quy trình sản xuất tiên tiến, nhưng tôi vẫn yêu cầu các cơ quan chức năng của bộ phải tiếp tục rà soát và cập nhật những chương trình này theo tiến độ và có những tiến bộ khoa học, kỹ thuật đưa vào sản xuất.

Thứ hai, nâng cấp các cơ sở đào tạo, nhất là các trường, các trung tâm khuyến nông và tiếp tục hoàn thiện phương pháp đào tạo. Đào tạo nghề cho nông dân là phải bám sát đồng ruộng, đào tạo tại đồng ruộng, tại tàu cá, không phải chỉ chủ yếu tại nhà trường. Như trường hợp đào tạo cho ngư dân đánh bắt cá ngừ thì rõ ràng không thể mời ngư dân về nhà trường ngồi để giảng giải những cách đánh bắt cá ngừ, mà phải đi cùng ngư dân xuống tàu, hiện nay chúng tôi đang chỉ đạo tinh thần như vậy.

Thứ ba, phải làm tốt hơn công tác thông tin, tư vấn nghề. Bộ đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Đại tiếng nói Việt Nam, các báo, các chuyên trang, chuyên mục, chương trình, nhưng phải làm tốt hơn chương trình này.

Thứ tư, phải gắn việc đào tạo nghề với việc thực hiện các kế hoạch phát triển sản xuất ở mỗi địa phương, nhất là trong khuôn khổ chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong chương trình xây dựng nông thôn mới chúng ta yêu cầu các xã đều có quy hoạch sản xuất và lựa chọn mỗi xã 1, 2, 3 cây con chính. Phải tập trung đào tạo thực hiện những nhiệm vụ chính ở mỗi địa phương, không nên đặt vấn đề cứ đi hỏi nông dân, rồi mỗi người học một nghề, không hình thành lên những vùng sản xuất chuyên canh, quy mô lớn, chất lượng cao. Quan điểm chỉ đạo của chúng tôi như thế, trong đó ưu tiên đào tạo nông dân, nòng cốt là đối với thủy sản thì đó là máy trưởng, thuyền trưởng của các tàu cá, các nông dân làm những dịch vụ kỹ thuật ở nông thôn mà yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ thuật như thú y, bảo vệ thực vật, thủy nông, cơ khí. Sau đó là đào tạo chủ trang trại, nông dân làm những nghề có yêu cầu kỹ thuật cao như trồng trọt công nghệ cao, chăn nuôi, thủy sản, chế biến nông sản, cơ khí. Nông dân tham gia xây dựng những cánh đồng lớn, liên kết và các vùng chuyên canh.

Cuối cùng, chúng tôi thấy rằng tiếp tục điều chỉnh cách tổ chức đào tạo nghề cũng như chính sách về đào tạo nông dân. Chính sách hỗ trợ cho đào tạo ngư dân đánh bắt cá ngừ khác hẳn với hỗ trợ cho nông dân trồng lúa, trồng rau công nghệ cao, không thể áp dụng chung một chính sách được. Chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ để hoàn thiện chính sách, đặc biệt nên hình thành một học phần riêng về đào tạo nông dân để tập trung chỉ đạo có hiệu quả hơn.

Đại biểu Hiền của Nghệ An có nêu về vấn đề đào tạo ngư dân đánh bắt trên biển. Bộ trưởng Phát cho biết, hiện, chúng ta có 130.000 con tàu, với khoảng gần 1 triệu lao động hoạt động thường xuyên trên biển, trong đó có 30.000 con tàu đánh bắt xa bờ. Mỗi con tàu đánh bắt xa bờ thì có khoảng hơn một chục lao động. Vì thế, Bộ chủ trương tập trung đào tạo máy trưởng và thuyền trưởng. Thứ hai là đào tạo một số nghề mà chúng ta đang muốn khuyến khích mạnh, trong đó trước hết là nghề đánh bắt cá ngừ đại dương. Những năm qua chúng tôi cũng cố gắng huy động các nguồn lực, mỗi năm đào tạo được khoảng 1.000 người. Riêng năm 2015 chúng tôi đã chỉ đạo các địa phương cũng tổ chức để tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân và đã nhận được 5.355 đăng ký. Chúng tôi đang chuẩn bị kế hoạch để năm 2015 đào tạo số lượng đó và tiếp tục trong những năm tới. Đây là đối tượng ưu tiên để đào tạo.

Đại biểu Hiền cũng có nêu đóng tàu sắt xong thì đào tạo ngư dân như thế nào? Bộ trưởng Phát nhấn mạnh: Rõ ràng những người vận hành tàu vỏ sắt là phải có những kỹ năng khác so với tàu vỏ gỗ. Trong Nghị định 67 của Chính phủ có nêu rõ khi ngư dân được hỗ trợ đóng tàu vỏ sắt cũng sẽ được hỗ trợ đào tạo ngư dân để vận hành có hiệu quả những tàu này.
Dương Thanh
Theo: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập411
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm408
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại858,532
  • Tổng lượt truy cập92,032,261
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây