Học tập đạo đức HCM

Dạy nghề cho lao động nông thôn nhìn từ Đạ Huoai: Cần có danh mục nghề phù hợp

Thứ ba - 15/01/2013 22:08
Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đang được UBND tỉnh Lâm Đồng và ngành liên quan đặc biệt quan tâm. Song, ở một số địa phương, công tác này vẫn chưa thực sự có hướng đi đúng, dẫn đến tình trạng “thừa mà thiếu”.

Đan mây tre ở Đạ Huoai.

Ông Tăng Xuân Sóng, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) huyện Đạ Huoai cho biết: Thời gian qua, Phòng đã tham mưu cho UBND huyện và phối hợp với trung tâm dạy nghề chiêu sinh các lớp theo đề án đào tạo nghề cho LĐNT. Nhưng trên thực tế, học viên đăng ký rất ít. Các ngành nghề phi nông nghiệp như: sửa chữa ô tô, gia công cơ khí, hàn tiện, xây dựng, điện dân dụng… hầu như không có người theo học. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng lao động phi nông nghiệp trên địa bàn huyện còn ít. Trong khi đó, một số nghề cần thiết tại địa phương mà học viên có nhu cầu lại không có trong danh mục đào tạo nghề cho LĐNT như: trồng, chăm sóc và thu hoạch cao su, nghề sinh vật cảnh…

Theo ông Trương Thoại Hào, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Đạ Huoai, ngay sau khi thành lập (đầu năm 2008), trung tâm đã tiến hành chiêu sinh để mở các lớp dạy nghề đúng như trong danh mục đào tạo nghề cho LĐNT của tỉnh. Tính đến nay, số lượng lớp được mở hàng năm chưa vượt quá 20% chỉ tiêu được giao. Mỗi năm, chỉ tiêu của trung tâm là mở 15 lớp đào tạo nghề cho LĐNT nhưng thực tế chỉ khai giảng được 2-3 lớp. Riêng năm 2012, trung tâm mở được 4 lớp dạy nghề cho LĐNT, trong đó có 2 lớp sửa chữa máy nông nghiệp, 1 lớp sửa chữa xe máy và 1 lớp mây tre đan.

Cũng theo ông Hào, để mở được lớp học nghề cho LĐNT, ngoài việc cần có học viên đăng ký thì cần phải có giáo viên để dạy. Nhưng hiện tại, số lượng giáo viên của trung tâm quá “mỏng”, chỉ có 2 giáo viên dạy nghề (1 giáo viên dạy môn điện, 1 giáo viên dạy sửa chữa máy nông nghiệp), còn lại phải thuê bên ngoài. Chính vì thế, có những lúc học viên đăng ký học một nghề với số lượng lên tới 3-4 lớp nhưng trung tâm chỉ mở được 1 lớp.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, từ khi Trung tâm Dạy nghề huyện Đạ Huoai đi vào hoạt động đến nay, chỉ có các xã Đạ Oai, Phước Lộc, Mađaguôi, Đạ P’Loa và thị trấn Mađaguôi có nhiều người đăng ký học. Trong 5 năm, mỗi xã, thị trấn có 200 - 215 người được đào tạo, bình quân 40 người/năm; các xã còn lại chưa đạt 10 người/năm. Những con số trên cho thấy, việc đào tạo nghề cho LĐNT ở Đạ Huoai đang rơi vào “ngõ cụt”. Tuy nhiên, chính quyền địa phương và ngành chức năng vẫn chưa có giải pháp khả thi để chấm dứt tình trạng trên.

Tình hình thực tế ở Đạ Huoai cho thấy, Đề án đào tạo nghề cho LĐNT của tỉnh áp dụng cho địa phương chưa phù hợp và còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Việc bên “cung” không đáp ứng đúng nguyện vọng của bên “cầu” đã dẫn đến tình trạng “thừa mà thiếu” lao động.

Để đáp ứng nhu cầu cho người học nghề, thiết nghĩ, cần xây dựng danh mục đào tạo nghề phù hợp với thực tế của từng địa phương. Đây cũng chính là yêu cầu cấp thiết trong việc đào tạo nghề cho LĐNT ở nhiều địa phương khác.

BOX: Năm 2013, ngoài các lớp như đan mây tre, sửa chữa máy nông nghiệp, sửa chữa xe máy, Trung tâm Dạy nghề huyện Đạ Huoai sẽ mở 2 lớp đào tạo nghề chăm sóc và mở miệng cao su.

Khánh Phúc

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập127
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm122
  • Hôm nay33,602
  • Tháng hiện tại901,113
  • Tổng lượt truy cập90,964,506
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây