Học tập đạo đức HCM

Để “tàu 67” không bị “mắc cạn”

Thứ bảy - 03/06/2017 23:52
Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản của Chính phủ đã làm thay đổi hoạt động khai thác thủy hải sản trong cả nước với việc hình thành những đội tàu có công suất lớn, gia tăng giá trị kinh tế cho ngư dân. Nhưng, thời gian gần đây, nhiều sự cố đã xảy ra khiến những “tàu 67” này đang “mắc cạn”, rất cần sự chung tay tháo gỡ. Cùng Thủy sản Việt Nam lắng nghe chia sẻ của ông Võ Thiên Lăng (ảnh), Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam về điều này.

Ngư dân đóng tàu công suất lớn vươn khơi Ảnh: Nguyễn Huy

Ngư dân đóng tàu công suất lớn vươn khơi Ảnh: Nguyễn Huy 

Theo phản ánh của ngư dân tại một số tỉnh như Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định... tàu cá vỏ thép đóng theo Nghị định 67 đã gặp nhiều sự cố khi ra khơi. Chia sẻ của ông về điều này?

Có ba nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trước tiên là ngư dân Việt Nam còn khá mù mờ về tàu vỏ thép. Dù Tổng cục Thủy sản đưa ra ba mươi mấy mẫu tàu để ngư dân tự lựa chọn con tàu phù hợp với ngành nghề khai thác của họ, nhưng chưa từng biết tàu vỏ thép thế nào, thì việc lựa chọn mẫu của ngư dân cũng chỉ là… áng chừng. Nguyên tắc khi đóng tàu là phải có theo dõi, giám sát thi công. Đúng ra, ngư dân phải thuê đơn vị tư vấn giám sát có trình độ, năng lực để theo dõi quá trình làm ra con tàu, nhưng có thể vì lo tốn kém, nên họ không thuê. Ngư dân thì không đủ trình độ để xem bản vẽ thiết kế, để biết được nhà máy có đóng đúng như bản vẽ đã ký kết trong hợp đồng không, rồi loại thép được đóng chất lượng ra sao, máy móc, trang thiết bị xuất xứ thế nào… Họ chỉ so sánh giá nhà máy A với nhà máy B, chỗ nào rẻ hơn mà đáp ứng được mẫu tàu của họ là chọn. Rồi người này truyền miệng cho người kia, họ rủ nhau đóng hàng loạt. Tự giám sát mà không biết gì nên mới xảy ra việc hợp đồng là thép Hàn Quốc nhưng nhà máy đóng thép Trung Quốc không đảm bảo chất lượng, khiến vỏ tàu nhanh chóng gỉ sét, xuống cấp. Rồi máy móc hư hỏng, sửa đi sửa lại “nhão” cả ra mà vẫn không hoạt động được, dân “đổ” cho nhà máy làm dối…

Thứ hai, việc đóng tàu cá vỏ thép cũng là quá mới mẻ đối với các nhà máy đóng tàu ở Việt Nam, vốn trước đó chỉ đóng tàu vận tải, tàu hàng. Do vậy, ở giai đoạn đầu, những chiếc tàu cá vỏ thép mới ra đời đều gặp trục trặc, phải chỉnh sửa nhiều lần. Tuy nhiên, với những hư hỏng lớn như ở tỉnh Bình Định về thân tàu, về máy móc thì có quyền nghi ngờ nhà máy đã không thực hiện đúng như hợp đồng đã cam kết với ngư dân. Thêm nữa, không ít nhà máy đã không thực hiện việc thử nghiệm tại bến, thử nghiệm đường dài, hướng dẫn cho ngư dân trong việc điều khiển và vận hành con tàu cũng như thiết bị hiện đại, nên ngư dân ta vốn quen với tàu gỗ giờ sử dụng tàu hiện đại dẫn đến lúng túng, sơ suất, làm hư hỏng máy móc, thiết bị.

Thứ ba, cơ quan đăng kiểm tàu cá vỏ thép, theo tôi cũng chưa có kinh nghiệm đối với loại tàu mới này. Không thể hiểu được vì sao cơ quan đăng kiểm lại không phát hiện ra có sự khác biệt giữa chủng loại thép, độ dày của thép trên con tàu mới đóng so với bản vẽ và hợp đồng. Trách nhiệm của cơ quan Đăng kiểm đến đâu cần được làm rõ.

Theo ông, cần có những giải pháp nào để ngư dân tham gia khai thác trên các con tàu được hiệu quả, tránh “tiền mất, tật mang”?

Các tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 cần được theo dõi thi công, ngư dân nên mời chuyên gia chuyên ngành theo dõi quá trình thực hiện.

Các tàu có sự cố cần được tổ chức đánh giá lại để bên thi công sửa chữa. Trường hợp đặt hàng thép vỏ tàu là Nhật Bản và Hàn Quốc mà nhà máy đóng tàu tự tiện thay bằng thép Trung Quốc thì phải gỡ ra thay lại bằng thép Nhật/Hàn. Các trang thiết bị, máy móc… cũng làm như vậy. Việc tranh  chấp giữa 2 bên (ngư dân và nhà máy đóng tàu) nếu không giải quyết được thì đưa ra tòa.

Cùng đó, Chính phủ cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc bảo hiểm đối với tàu đánh bắt xa bờ theo đề nghị của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Để tránh những thiệt hại không đáng có, ngư dân cần chọn cơ sở đóng tàu vỏ thép có uy tín để đóng mới với 2 nghề: Rê và vây và chọn vật liệu composite đóng tàu đánh cá là hiệu quả nhất.

Vai trò của Hội nghề cá Việt Nam trong việc bảo vệ ngư dân khai thác như thế nào, thưa ông?

Về khai thác và dịch vụ khai thác hải sản, các cấp Hội Nghề cá Việt Nam đã phối hợp tham gia hướng dẫn tổ chức khai thác và hậu cần dịch vụ nghề cá với nhiều phương thức, mang lại hiệu quả thiết thực như: Tổ chức đánh cá theo tổ đội, ngư đội khai thác hải sản xa bờ (hiện nay có khoảng 4.400 tổ đội sản xuất trên biển với 32.000 tàu cá và 192.000 ngư dân tham gia); tuyên truyền, hướng dẫn hội viên, ngư dân thực hiện các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản, chuyển đổi công cụ khai thác hiệu quả.

Trân trọng cảm ơn ông!

>> Kiểm tra làm rõ vấn đề tàu vỏ thép theo Nghị định 67
Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có công văn hỏa tốc truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc kiểm tra, làm rõ các vấn đề liên quan đến chất lượng tàu đóng theo Nghị định 67. Theo đó, giao Bộ NN&PTNT chủ trì, kiểm tra làm rõ các vấn đề báo chí phản ánh liên quan đến hoạt động đóng mới, nâng cấp, đăng kiểm tàu cá theo Nghị định số 67 để kịp thời đề xuất xử lý nghiêm sai phạm. Ngoài ra, cần chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến tàu vỏ thép, vỏ gỗ, vật liệu mới để đảm bảo chất lượng, an toàn cho tàu cá khi hoạt động trên biển. Chỉ đạo các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67 trên địa bàn. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 30/6/2017.

Linh Chi (Thực hiện)/thuỷ sản việt nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập164
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại714,191
  • Tổng lượt truy cập90,777,584
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây