Theo nội dung công văn: Từ ngày 28/3/2013, dịch CGC đã xảy ra trên đàn chim yến nuôi tại nhà chim Thanh Bình thuộc Cty Yến Việt (592 Thống Nhất, phường Đạo Long, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận). Cục Thú y đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan của tỉnh Ninh Thuận triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trên đàn chim yến, đến nay dịch đã được kiểm soát và khống chế.
Nhận định tình hình dịch: Từ ngày 28/3/2013 đến ngày 17/4/2013, dịch cúm A/H5N1 xảy ra tại nhà chim Thanh Bình làm chết gần 5.000 con chim yến (khoảng 5% tổng đàn) và đã phát hiện một số chim chết, xét nghiệm dương tính cúm A/H5N1 trong cùng khu vực với cơ sở nuôi chim Thanh Bình.
Do đặc điểm chim yến thường được dẫn dụ, nuôi ngay tại khu dân cư với mật độ cá thể chim trong cùng đàn và mật độ nhà nuôi trong một khu vực rất cao nên cơ hội tiếp xúc và lây lan virus cúm H5N1 giữa các cá thể trong đàn bị bệnh cúm và giữa các đàn chim yến là rất lớn. Hơn nữa, dịch CGC cũng có thể lan sang các địa bàn khác nằm trên đường đàn chim yến đi kiếm ăn (do chim yến mắc bệnh CGC, chết và rơi xuống địa bàn hoặc virus từ chất thải của chim) và đặc biệt virus CGC thường có nhiều trong nước bọt, do vậy nguy cơ trong các tổ yến cũng có virus CGC và có thể gây bệnh cho người tiếp xúc chăm sóc, thu hoạch tổ yến hoặc sử dụng tổ yến…
Xử lý đàn chim yến nhiễm virus cúm H5N1: Từ ngày 9 - 15/4/2013, Cục Thú y đã tổ chức lấy mẫu tại 27 cơ sở nuôi chim yến, kết quả đã phát hiện có 32 chim yến chết tại nhà chim Thanh Bình (6 mẫu gộp) đều dương tính với virus cúm A/H5N1 (tỷ lệ dương tính 100%) và 2 mẫu chim yến chết gần nhà chim Thanh Bình cũng phát hiện dương tính với virus cúm A/H5N1.
Ngày 16/4/2013 tại nhà chim Thanh Bình tiếp tục phát hiện có một số chim yến bị chết và tính đến thời điểm hiện tại đã có 4.872 con chim yến chết tại đây, còn các hộ nuôi chim khác chưa có báo cáo tình trạng chim yến chết bất thường.
Cục Thú y nhận định, nguyên nhân dịch do chim yến là chim hoang dã, được dẫn dụ về làm tổ trong các khu dân cư, thức ăn chủ yếu là côn trùng và không sử dụng thức ăn do con người cung cấp, không tiếp xúc với các loài động vật khác đặc biệt là gia cầm... do vậy đàn chim yến ở Ninh Thuận bị mắc bệnh CGC có thể do bị nhiễm virus cúm ngoài môi trường trong quá trình đi kiếm ăn hoặc có thể do lây nhiễm virus cúm từ môi trường bên ngoài vào nhà chim thông qua giày, dép, dụng cụ thu hoạch tổ yến... |
Kết quả đạt được: Không có người trong khu vực nhà nuôi chim yến bị mắc bệnh cúm A/H5N1; từ sau khi tiêu hủy chim yến lớn yếu và chim non, khử trùng tiêu độc toàn bộ khu vực nhà nuôi chim yến Thanh Bình cho đến nay đã không còn phát hiện chim yến bị chết do virus CGC H5N1 tại nhà nuôi chim Thanh Bình và khu vực xung quanh; lấy mẫu giám sát, xét nghiệm chim yến sống tại nhà nuôi chim Thanh Bình và các cơ sở khác đều cho kết quả âm tính với virus cúm H5N1, đàn chim yến tại cơ sở Thanh Bình khỏe mạnh và vẫn cư trú tại cơ sở Thanh Bình.
Mặc dù, đây là lần đầu tiên xử lý ổ dịch cúm H5N1 trên chim yến, nhưng các cơ quan thú y đã tham mưu cho Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh Ninh Thuận triển khai những biện pháp kịp thời, chính xác và có cơ sở khoa học để xử lý nhanh chóng ổ dịch cúm H5N1 trên đàn chim yến tại Ninh Thuận.
Kết quả đánh giá sơ bộ cho thấy, ổ dịch cúm H5N1 trên chim yến đã được khống chế và không lây lan rộng trong đàn chim yến của nhà chim Thanh Bình và sang đàn chim yến khác, không lây lan dịch bệnh cúm cho người, giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp (trước khi các cơ quan chức năng tiêu hủy thêm 9.941 con chim non và chim yến lớn bị yếu tại cơ sở Thanh Bình thì tại cơ sở này đã có gần 5.000 con chim yến bị nhiễm virus cúm H5N1 và chết phải tiêu hủy).
Đặc biệt, việc tiêu hủy thêm số chim yến tại cơ sở Thanh Bình đã được lãnh đạo Cty Yến Việt đồng thuận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hủy và vệ sinh khử trùng tiêu độc toàn bộ nhà nuôi chim, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người của Cty làm việc trong nhà nuôi chim yến Thanh Bình và sức khỏe cộng đồng dân cư trong khu vực.
Theo Nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã