Xuất phát điểm thấp yếu
Tại xã Ngọc Thanh, các thôn đều đã có nhà văn hóa (ảnh: Nhà văn hóa thôn Thanh Cao). Ảnh: V.T
Sau hơn 6 năm triển khai xây dựng NTM, thị xã Phúc Yên đã có 100% số xã đạt tiêu chuẩn NTM - là tiền đề để thị xã được công nhận đơn vị hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Đây là thành quả của sự vào cuộc quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị với nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo và quyết liệt, nhất là việc chú trọng phát huy vai trò chủ thể của người dân… |
Sau 6 năm thực hiện triển khai NTM, nhờ sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương, xã Ngọc Thanh đã về đích NTM đúng hẹn. Là một xã miền núi, với gần 80% diện tích tự nhiên là đồi núi, có 46% dân số là người dân tộc Sán Dìu, năm 2011 khi bắt tay vào xây dựng NTM, xã Ngọc Thanh mới chỉ đạt 4/19 tiêu chí gồm: Điện, thông tin - truyền thông, nhà ở dân cư và quốc phòng - an ninh. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, dân cư thưa thớt, sống không tập trung nên việc thực hiện xây dựng NTM gặp nhiều khó khăn.
Quá trình thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM, tiêu chí giao thông được xem là khó thực hiện nhất. Bởi, xã có diện tích rộng, hạ tầng giao thông đa dạng về loại hình. Từ những khó khăn trên, UBND xã Ngọc Thanh đã thành lập Ban chỉ đạo và các tổ giúp việc; tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của tỉnh, thị xã và địa phương về việc thực hiện xây dựng NTM, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân đối với chương trình.
Để có nguồn lực xây dựng NTM, bên cạnh việc tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh, thị xã Phúc Yên, xã Ngọc Thanh tích cực vận động nhân dân đóng góp tiền, ngày công lao động và hiến đất làm đường giao thông.
Nỗ lực vươn lên
Cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xã Ngọc Thanh đã ưu tiên thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động. Hiện xã có rất nhiều mô hình sản xuất hàng hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình trồng hoa ly thôn T80, thôn Bắc Ái; mô hình trồng khoai tây solara; mô hình trồng giống lúa mới đem lại năng suất cao.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, xã vận động bà con phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương pháp công nghiệp tại các vùng tập trung theo quy hoạch; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi; tuyên truyền vận động người dân đầu tư mở rộng chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại, đưa các con có giá trị, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Ngoài ra, xã còn có nhiều dự án về du lịch, dịch vụ lớn do đó đã thu hút lực lượng lao động lớn đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Mặc dù bước đầu gặp rất nhiều khó khăn, nhưng đến nay xã đã có 100% đường trục xã được bê tông hóa; 60% đường trục thôn. Hệ thống thủy lợi đáp ứng tốt nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. 8/8 trường mầm non, tiểu học, THCS được đầu tư cải tạo và đạt chuẩn quốc gia. Thu nhập bình quân đầu người của xã tăng từ 7,04 triệu đồng (năm 2010) lên gần 27,5 triệu đồng (năm 2016); tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,34% (2011) xuống còn 5,17% (2016)...
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã