Mới đến đầu xã Kong Yang chúng tôi đã nghe mọi người xôn xao về vườn na của ông Ất hay còn gọi là ông Toàn. “Trăm nghe không bằng một thấy” qủa thật không sai vườn na sai trĩu quả, những quả na to tròn đang được hai vợ chồng cắt nhập cho khách. Khi chúng tôi vừa đến, chú đã vội vàng hái na mời khách.
Vườn na sai trĩu quả của ông Ất khá nổi tiếng trên vùng đất cằn
Trò chuyện cùng chúng tôi, bên những quả na căng mọng ông Ất nhớ lại: “Trước đây tôi làm thợ mộc, đến năm 2001 tôi từ Vĩnh Phúc vào Gia Lai. Hồi đó, đất đai ở đây xấu lắm lại không có nước nên cũng chỉ biết trồng mì, mía. Tuy nhiên, mì và mía giá cả thấp lại, đến năm 2014 khoan được giếng nước nên tôi chuyển qua trồng na. Cũng từ ngày đó, cuộc sống gia đình bớt cơ cực hơn, có đồng ra đồng vào”.
Áp dụng phương pháp truyền thống vặt lá trước khi đậu quả một tháng nên na ông Ất đạt năng suất và chất lượng
Mạnh dạn bỏ mía, mì trồng na, chỉ với 650 gốc sau hơn 3 năm chăm sóc chú Ất đã thu về 270 triệu đồng mỗi năm. Cứ đến mùa thu hoạch, các thương lái lại đến tận vườn của chú ông mua với giá 30.000 đồng/kg.
Công đoạn tỉa cành rất được chú Ất quan tâm
Chia sẻ với chúng tôi về kinh nghiệm trồng na trên vùng đất cằn ông Ất cười, nói: “Kinh nghiệm gì đâu, cứ xem trong chương trình nhà nông và đến mấy vườn na thực tế nhìn họ làm là biết à. Cũng may là loại na này khá hợp với đất cằn nên phát triển nhanh lắm, quả nhiều. Với những cây na đang thời kỳ sung sức nhưng phát triển quá rậm rạp, ít quả nên cắt bỏ toàn bộ những cành nhỏ mọc trong tán, chừa lại những cành to. Trên những cành ấy, cắt bỏ tất cả ngọn ở nơi tiếp giáp giữa cành bánh tẻ và cành non. Sau khi cắt, ta có một bộ tán trụi lá toàn cành khỏe, sẵn sàng đâm chồi mới và ra hoa đậu quả thôi…”.
Toàn bộ diện tích vườn đều được chú lặp đặt hệ thống tưới nước nhỏ giọt để tiết kiệm nguồn nước sạch
Nhiều quả na có trọng lượng từ 5 lượng - 1kg
Dạo vòng quanh vườn na của ông Ất chúng tôi không thể tìm ra nổi một cây na bị bệnh, những cành na sai trĩu quả vẫn đung đưa trước gió. Theo ông Ất, những loại bệnh mà cây na thường mắc phải đó là bọ trĩ, sâu đục quả. Những trường hợp này nên treo bẫy bằng các loại mỡ…Vừa không gây độc hại cho mình cũng như cho khách hàng, phun thuốc sâu cũng được tuy nhiên khâu bảo quản sẽ kém hơn vì na là hàng đóng thùng mang đi.
Ông Ất lọc bỏ những cành con, kém phát triển để nuôi quả
Hiện tại, ngoài 650 cây na cho thu hoạch chính, ông Ất còn trồng thêm 500 cây na trái vụ để chuẩn bị bán đợt tết Nguyên đán năm 2019. Ông Ất phân tích: “Trồng trái vụ, giá sẽ cao hơn, dễ bán hơn vì lúc đó ít người trồng. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm này thì cũng có không ít nhược điểm. Vì trái vụ sẽ rơi vào mùa mưa, lạnh nên sâu bệnh phát triển nhiều hơn, đồng thời quá trình đậu quả cũng kém. Nếu muốn đậu quả nhiều vào mùa này cần phải vặt lá trước nửa tháng để cây ra hoa, nụ. Hạn chế phun thuốc hóa học vì như vậy năng suất và chất lượng sẽ kém hơn nhiều…”.
Nhiều thương lái đánh giá khá cao về chất lượng na của ông Ất
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã