Tại cuộc họp giao ban triển khai nhiệm vụ tháng 10 và những tháng cuối năm vừa diễn ra tại trụ sở Bộ NNPTNT, đại diện Cục Chăn nuôi cho biết, đến cuối tháng 9, tăng trưởng chăn nuôi duy trì ở mức tăng 3,36%.
Theo thống kê, đến tháng 9, số đầu lợn đã giảm 10% so với cùng kỳ. Ảnh: T.Q
Tuy nhiên, dự báo tăng trưởng chăn nuôi trong những tháng cuối năm sẽ gặp khó khăn nếu không chú ý chỉ đạo tăng đàn, chuyển đổi cơ cấu đàn vật nuôi. Đến tháng 9, số đầu lợn đã giảm 10% so với cùng kỳ và dịch lở mồm long móng đang xuất hiện tại một số tỉnh như: Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu, Hà Tĩnh,…
“Đáng chú ý là hiện nay khối chăn nuôi nông hộ giảm rất mạnh. Theo thống kê, dự kiến năm nay sẽ giảm khoảng 800.000 - 850.000 hộ, thậm chí có thể giảm đến 900.000 hộ” – lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho biết.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt về tình trạng này, một vị lãnh đạo của Cục Chăn nuôi cho rằng: "Dù số nông hộ chăn nuôi lợn có giảm nhiều, song cũng là sự trả giá xứng đáng cho việc phát triển quá nóng. Tuy số hộ nuôi giảm nhưng số lượng lợn vẫn sẽ không ít đi vì sản lượng lợn nuôi ra trong thời gian qua đã vượt quá mức rất xa so với nhu cầu tiêu dùng trong nước nên sản phẩm của chúng ta phải phụ thuộc vào Trung Quốc, một khi đối tác ngừng là chúng ta tiêu thụ khó khăn ngay".
Để xảy ra tình trạng trên, vị lãnh đạo này cũng thừa nhận rằng, dù Cục Chăn nuôi đã đoán trước được tình hình, song việc quản lý nhà nước không thể cản được sức ép của thị trường. "Việc tổ chức giải cứu lợn trong thời gian vừa qua cũng chỉ là giải pháp tình thế, còn về lâu dài chúng ta phải chấp nhận cơ chế của thị trường nên nếu người nông dân không thay đổi tư duy sản xuất hướng đến thị trường thì sẽ rất khổ và chịu thiệt thòi rất lớn" - vị này nói.
Cũng theo vị lãnh đạo này, người chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ là người chịu thiệt thòi nhất. Bởi lẽ khi giá lợn có lên được một vài giá thì các doanh nghiệp chăn nuôi lớn có tiềm lực, có đàn nái lớn lên đến cả chục nghìn con, họ chỉ cần huy động một vài tháng là sẽ tràn ngập lợn trên thị trường ngay.
"Nếu muốn tồn tại thì các nông hộ phải chuyển đổi sang chăn nuôi hữu cơ gắn phát triển du lịch sinh thái mà các doanh nghiệp không làm được thì may ra mới có cửa vượt lên" - vị lãnh đạo này khuyến cáo.
Trong cơn đại khủng hoảng giá của ngành lợn, nhiều hộ vướng cảnh nợ nần, thậm chí nhiều hộ phá sản vì thua lỗ trong thời gian dài nên không đủ sức duy trì sản xuất. Ảnh minh họa: T.Q
Trước đó, người ngăn nuôi lợn trên cả nước gặp rất nhiều khó khăn khi giá lợn giảm kỷ lục trong vòng nhiều năm và kéo dài suốt từ những tháng cuối năm 2016 cho đến giữa năm 2017. Trong cơn đại khủng hoảng của ngành lợn, nhiều hộ chăn nuôi lợn đã vướng cảnh nợ nần, thậm chí nhiều hộ phá sản vì thua lỗ trong thời gian dài.
Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng ngành chăn nuôi nói riêng và ngành khác trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã chỉ đạo, trong 3 tháng còn lại của năm 2017, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ chủ động rà soát tổng thể chương trình hành động của đơn vị mình trên tất cả các mặt: tăng trưởng, đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính, quản lý ngành, văn bản pháp luật, đặc biệt khâu cải cách hành chính.
Tình hình tiêu thụ thịt heo giai đoạn 2013-2016. Đồ họa: Hiếu Công/Zing.vn
Trung Quốc đóng cửa hàng ngàn trại lợn gây ô nhiễm
Giá thịt lợn tại Trung Quốc đang trên đà tăng khi chính phủ nước này tiếp tục ra lệnh đóng cửa hàng ngàn trang trại chăn nuôi trong quá trình triển khai các tiêu chuẩn môi trường mới từ nay đến tháng 12 tới.
Chiến dịch kéo dài 3 năm của Trung Quốc nhằm làm trong sạch ngành nông nghiệp yêu cầu mỗi tỉnh ban lệnh cấm chăn nuôi tại các khu vực gần nguồn nước hoặc các khu vực đông dân cư. Các cơ sở chăn nuôi tại các khu vực khác phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao trong xử lý chất thải vật nuôi. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, khoảng 23 triệu con lợn đã bị loại bỏ kể từ năm 2015 đến nay.
Các nhà chức trách tại các tỉnh chăn nuôi lợn lớn của Trung Quốc là Sơn Đông, Hà Nam và Tứ Xuyên đang ráo riết triển khai chiến dịch trong suốt những tháng mùa hè vừa qua.
Trong nửa đầu năm 2017, 200.000 cơ sở chăn nuôi lợn và gia cầm đã bị đóng cửa, theo Bộ Môi trường Trung Quốc. Tại tỉnh Tứ Xuyên – khu vực sản xuất chăn nuôi lợn hàng đầu Trung Quốc, khoảng 800 cơ sở chăn nuôi đã bị đóng cửa và hàng trăm cơ sở khác đã bị di dời đến đầu tháng 8.
Trung Quốc đã phải đóng cửa hàng loạt cơ sở chăn nuôi lợn xả thải gây ô nhiễm nguồn nước. Ảnh: globalmeatnews.com
Tại Sơn Đông, các hạn chế môi trường đã khiến tốc độ đóng cửa cơ sở chăn nuôi diễn ra nhanh hơn tốc độ mở rộng, theo Feng Yonghui, nhà phân tích tại Soozhu.com cho biết. Nhiều cơ sở chăn nuôi sẽ bị yêu cầu phải lắp đặt trang thiệt bị đắt tiền hơn để được cho phép tiếp tục hoạt động. “Một mặt, tình trạng này tác động lên nguồn cung, và mặt khác, sẽ tác động lên chi phí. Tất cả các yếu tố này sẽ gây ra áp lực lên giá trong dài hạn”, Feng phát biểu.
Theo nhận định của ông Song Weiping, phó chủ tịch Tập đoàn Công nghệ Dabeinong Bắc Kinh chuyên chăn nuôi và sản xuất TACN Giá thịt lợn tại Trung Quốc được dự báo tăng 20% trong năm 2018, khi tác động toàn diện của hoạt động đóng cửa cơ sở chăn nuôi được bộc lộ thông qua chỉ số quy mô đàn lợn nái.
Bộ Nông nghiệp trung Quốc tuyên bố không lo ngại về nguồn cung thịt lợn. “Chúng tôi dự báo quy mô đàn lợn thịt sẽ giảm nhẹ từ nay đến cuối năm 2018 nhưng năng lực sản xuất và tính hiệu quả sẽ tiếp tục tăng”. Trong khi đó, nông dân chăn nuôi lợn Trung Quốc tiếp tục hoài nghi về việc liệu chính phủ có thực sự thực thi lệnh cấm và đang chờ đợi để xem các động thái từ phía chính phủ từ nay đến cuối năm trước khi đóng cửa hoạt động.
Động thái đóng cửa đã đẩy giá lợn hơi tăng 16% kể từ đầu tháng 6 lên 14,8 NDT/kg (2,2 USD/kg). “Giá hiện tại cao hơn giá chúng tôi kỳ vọng”, một nhà quản lý tại top 10 nhà chăn nuôi lợn hàng đầu Trung Quốc cho biết. Lợi nhuận biên của chăn nuôi lợn tại tỉnh Sơn Đông hiện vào khoảng 270 NDT/con, mức thấp nhất kể từ giữa năm 2015 và giảm hơn 50% kể từ đầu tháng 4 đến nay.
Giá thịt lợn tăng dần khi sắp sửa bước vào dịp Trung thu và kỳ nghỉ lễ Tuần vàng. Đây luôn luôn là giai đoạn có nhu cầu cao. Nhưng các nhà sản xuất cho rằng giá sẽ giảm sau khi chạm mức cao nhất vào năm 2016.
Giá heo (lợn) hơi hôm nay tại miền Bắc Giá heo hơi hôm nay hôm nay tại miền Bắc dao động nhẹ tại một số địa phương. Các tỉnh như Hà Nam tăng 1.000 đồng, Ninh Bình tăng 500 đồng.Các tỉnh Tuyên Quang, Hải Dương và Thái Nguyên đều giảm 500 đồng một kg. Đặc biệt có hai tỉnh Hưng Yên và Quảng Ninh giá heo giảm 1.000 đồng một kg. Giá heo hơi hôm nay toàn miền Bắc dao động ở mức 27.000 đồng đến 29.500 đồng. Giá heo (lợn) hơi tại miền Trung, Tây Nguyên Tại các tỉnh trọng điểm của khu vực miền Trung, Tây Nguyên giá lợn hơi giảm khoảng 1.000 đồng một kg. Trong đó tỉnh Quảng Nam giảm 500 đồng một kg, tỉnh Bình Định và Đắc Lắk đông loạt giảm 1.000 đồng. Bên cạnh đó các tỉnh như Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận giá heo hơi tăng 500 đồng một kg. Tỉnh Quảng Bình là địa phương có mức tăng nhiều nhất 1.000 đồng một kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực này dao động ở mức 28.000 - 30.500 đồng một kg. Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam Tại khu vực miền Nam giá heo hơi hôm nay biến động tại nhiều địa phương, toàn miền có Cà Mau và An Giang giá heo tăng lần lượt từ 500 đồng đến 1.000 đồng một kg. Các tỉnh trọng điểm như Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre giảm từ 500 đồng đến 1.000 đồng một kg. Đáng chú ý giá heo tại tỉnh Bình Dương giảm mạnh 2.500 đồng một kg từ 29.000 đồng xuống còn 26.500 đồng một kg. Hiện tại giá heo hơi tại miền Nam đang dao động ở mức 26.500 - 30.000 đồng một kg. |
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã