Mặc dù xu thế giảm giá này không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn, song không thể dự đoán trước được mức giá đã giảm quá sâu khi dự báo nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu toàn cầu vẫn tăng 4 – 5% trong năm nay.
Giá tiêu đen Việt Nam chỉ bằng một nửa so với tiêu Malabar của Ấn Độ. Ảnh minh họa
Nhìn chung, giá tiêu xuất khẩu của các nước như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia… cũng đi xuống theo hướng chung trong những tháng gần đây. Riêng Ấn Độ, cả giá nội địa và giá xuất khẩu tiêu đen Malabar của nước này luôn cao gấp đôi so với giá tiêu Việt Nam.
Cụ thể như, giá tiêu Malabar của Ấn Độ trong tháng 4 có giá trung bình 9.088 USD/tấn so với mức 5.430 USD/tấn của tiêu Việt Nam. Đến tháng 5, giá tiêu Malabar giảm còn 8.192 USD/tấn thì tiêu đen Việt Nam cũng chỉ còn 4.518 USD/tấn.
Tương tự, giá tiêu Việt Nam cũng thấp hơn tiêu đen Lampung của Indonesia, Sarawak của Malaysia,....
Theo bảng tổng hợp giá tiêu xuất khẩu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), giá tiêu đen Việt Nam xuất khẩu đã về vị trí hạng “bét” so với các đối thủ khác trên thế giới. Không chỉ vậy, ở sản phẩm tiêu trắng (tiêu sọ), giá chung cũng giảm nhưng hàng Việt Nam vẫn có giá thấp hơn so với các nước khác. Đặc biệt, tiêu trắng Trung Quốc có giá cao gấp đôi tiêu trắng Việt Nam.
Giá xuất khẩu giảm sâu kéo theo giá thu mua tiêu nội địa cũng giảm đến 50%
Đối với giá tiêu trong nước, từ đầu tháng 4 tới nay, giá tiêu đã giảm 50%, từ mức 150.000 đồng/kg xuống còn trên dưới 90.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Cũng do giá giảm quá sâu, nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với việc hủy hợp đồng hoặc nhà nhập khẩu viện lý do trì hoãn giao dịch.
“Các đại lý thu mua không dám trữ nhiều hàng nhưng theo đánh giá của Hiệp hội Hồ tiêu Viêtj Nam (VPA), một lượng tiêu đen khá lớn vẫn đang nằm trong các hộ dân. Dân trồng tiêu vẫn đang chờ cơ hội và kỳ vọng giá nhích lên để giao dịch khi biết Indonesia năm nay mất mùa, sản lượng thấp hơn năm trước”, đại diện VPA nhận định.
Tổng kết 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu được 125.490 tấn hồ tiêu các loại, đạt kim ngạch 711,2 triệu USD, tăng 16% về lượng nhưng giảm mạnh về giá trị, giảm 18% so với cùng kỳ. Phúc Sinh tiếp tục là doanh nghiệp đứng đầu xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm với giá trị kim ngạch gần 64 triệu USD, tiếp theo đó là Trân Châu, Olam, Nedspice, Haprosimex JSC, Intimex Group…
Được biết, sáng ngày 18.8 vừa qua, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ VI (2017 – 2020) và đón nhận Huân chương Lao động hạng II. Theo VPA, đến nay, hồ tiêu Việt Nam đã được xuất khẩu tới 108 thị trường. Việt Nam tiếp tục giữ vững vị thế là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, khi chiếm trên 58% lượng tiêu xuất khẩu toàn cầu. Việt Nam cũng là nước duy nhất xuất khẩu tiêu trắng làm từ tiêu đen, góp phần quan trọng làm tăng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. |
Theo báo Danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã