Giá cà phê chấm dứt chuỗi tăng liên tiếp, giảm nhẹ dưới mức 40 triệu đồng/tấn
Giá cà phê quay đầu giảm nhẹ
Sau 3 ngày tăng liên tiếp, giá cà phê trong nước đã có dấu hiệu chững lại và giảm nhẹ 100 – 200 đồng/kg. Ngày hôm qua, tại Đắk Lắk đã đạt mức 40 triệu đồng/tấn. Một số nơi khác cũng xoay quanh mức 39,8 – 39,9 triệu đồng/tấn.
Thị trường cà phê trong nước giảm theo đà giảm của thị trường robusta thế giới. Trên thị trường thế giới, giá cà phê trực tuyến trên 2 sàn London và New York cùng giảm trong phiên giao dịch ngày hôm qua.
Cụ thể, giá hợp đồng cà phê robusta giao tháng 1 trên sàn London giảm 10 USD còn 1884 USD/tấn. Trong khi, giá cà phê arabica giao tháng 12/2017 trên sàn New York giảm tiếp 0,5 USD cent xuống 126,7USD cent/pound. Kì hạn giao tháng 3/2018 lại tăng 0,5 USD cent lên 130,15 USD cent/pound.
Thời điểm đầu mùa vụ, giá cà phê luôn ổn định ở mức cao khiến bà con không khỏi trông đợi vào một vụ cà phê hiếm hoi được mùa, được giá để cứu vãn phần nào chi phí đầu tư sau một vụ mùa thất bát. Thế nhưng, thời điểm hiện tại, giá cà phê đang dần đi xuống, thậm chí còn thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Tâm trạng chung của phần lớn người trồng cà phê là bất an, lo lắng vì năm nào cũng vậy, họ thường không làm chủ được thị trường và giá cả sau mỗi mùa thu hoạch.
Với mức giá hiện tại, người trồng cà phê bị lỗ từ 5 – 6 triệu đồng/tấn cà phê. Quy ra với 1 ha cà phê, người nông dân mất trung bình hơn 20 triệu đồng do ảnh hưởng của giá cả xuống thấp.
Giá tiêu không có nhiều thay đổi
Giá tiêu tiếp hôm nay tục dao động ở mưucs 75.000 - 77.000 đồng/kg
Mặc dù đã tăng liên tiếp rải rác tại các điểm thu mua ở miền Nam, song giá tiêu trung bình vẫn ở mức 75.000 đồng/kg.
Hiện giá tiêu hôm nay giao dịch trong khoảng 75.000 – 77.000 đồng/kg.
Trong khi tiêu trong nước đang rớt giá, chững lại, tại Campuchia, đây là thời điểm hoàng kim của hạt tiêu Kampot. Hiệp hội Xúc tiến Hạt tiêu Kampot đã xuất khẩu 60 tấn hạt tiêu Kampot trong 9 tháng đầu năm 2017 và đặt mục tiêu sẽ xuất khẩu 80 tấn trong cả năm 2017.
Sản lượng tăng nhờ thời tiết thuận lợi và diện tích trồng mới tăng góp phần vào xuất khẩu hạt tiêu Kampot tăng mạnh trong năm 2017. Phần lớn sản lượng hạt tiêu mà Hiệp hội thu hoạch sẽ được xuất khẩu, với chỉ một phần nhỏ được giữ lại để cung ứng cho thị trường nội địa. Trong 9 tháng đầu năm 2017, EU, Mỹ và Nhật Bản là các thị trường lớn nhất của hạt tiêu Kampot.
Hiệp hội đã xuất khẩu khoảng 60 tấn hạt tiêu trong những năm 2004 và 2005. Tuy nhiên, chỉ 53 tấn được xuất khẩu trong năm 2016 do điều kiện thời tiết bất lợi, bao gồm hạn hán nghiêm trọng trên khắp cả nước. Hạt tiêu đen Kampot có giá 15.000 USD/tấn, hạt tiêu đỏ và hạt tiêu trắng có giá lần lượt là 25.000 USD/tấn và 28.000 USD/tấn.
Đất phân bổ cho trồng hạt tiêu Kampot đã liên tục tăng từ năm 2009, khi Hiệp hội được thành lập, tăng từ 10ha năm 2009 với 100 nông dân lên 210ha năm 2017 và 387 nông dân tham gia.
Hạt tiêu Kampot đã được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý (GI) từ EU vào năm 2015, qua đó đảm bảo một mức giá nhất định trên các thị trường quốc tế. Tuy nhiên, các chuyên gia ngành cho rằng hạt tiêu Kampot còn có thể xuất khẩu với giá cao hơn nhiều nếu nhận được chứng nhận hữu cơ.
Hạt tiêu được trồng tại 19 tỉnh trên khắp cả nước, với Tbong Khmom, tỉnh miền Đông có biên giới với Việt Nam, đóng góp 75% tổng sản lượng hạt tiêu. Trong năm 2017, sản lượng hạt tiêu của Campuchia được dự báo tăng 70% so với năm 2016, từ 11.800 tấn năm 2016 lên 20.000 tấn năm 2017, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Campuchia.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã