Học tập đạo đức HCM

Giám đốc HTX 'liều' nhất ĐBSCL khi nhận làm thuê cho nông dân

Thứ ba - 03/10/2017 19:04
Với phương thức sản xuất quy mô lớn, Hợp tác xã (HTX) đứng ra làm thuê cho nông dân của ông Huỳnh Thanh Thấm - Giám đốc HTX Đức Huệ, xã Mỹ Qúy, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), nông dân không còn lo lắng “đầu vào, đầu ra”, trong khi giá trị thu về còn cao hơn khi nông dân tự làm lấy.

HTX đi làm thuê cho xã viên 

Thành lập năm 2013, HTX Đức Huệ với 67 thành viên, vốn điều lệ hơn 10 tỷ đồng, diện tích sản xuất lúa hơn 550ha. HTX cung ứng 11 loại dịch vụ nông nghiệp như phân bón, thuốc BVTV, giống, bơm và rút úng,… Nhận thấy việc sản xuất nhỏ lẻ của nông dân khiến giá thành sản xuất cao, trong khi giá lúa bấp bênh, HTX quyết định làm quy mô lớn.

1152847131
Mô hình sản xuất lúa sạch và an toàn của ông Thấm

Theo đó, HTX Đức Huệ ký hợp đồng sản xuất lúa thuê bao trọn gói. Nông dân chỉ cần giao ruộng với chi phí đầu tư 22 triệu đồng/ha/vụ cho HTX, đến cuối vụ HTX sẽ giao lại lúa với năng suất 7 tấn/ha. So với thị trường thì cách thuê của HTX cao hơn 10 triệu đồng/ha.

Bước đầu ý tưởng “táo bạo” của ông Thấm không nhận được sự đồng tình của nhiều nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn, cả những chuyên gia nông nghiệp vì đây là cách làm may rủi. Nếu thất bại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương, kinh tế xã viên và hơn ai hết, chính bản thân ông Thấm cũng lo vì khối tài sản gia đình ông đã thế chấp thuê đất của nông dân.

PGS.TS  Võ Thị Thanh Lộc, Viện Nghiên cứu và Phát triển ĐBSCL- Trường ĐH Cần Thơ từng nhận định, mô hình của ông Thấm mang rất nhiều rủi ro, trong cả quá trình sản xuất và tiêu thụ. Thất mùa do thời tiết, thiên tai, do HTX không chủ động được, lập tức HTX thua lỗ, mất vốn.

2152855685
HTX Đức Huệ cung ứng nhiều dịch vụ nông nghiệp

Thế nhưng, ông Thấm vẫn quyết làm với niềm đam mê, lòng tin sắt đá. Bước đầu cũng gặp không ít khó khăn khi Luật HTX 2003 đã hết hiệu lực và Luật HTX 2012 chưa có Thông tư hướng dẫn nên cách quản lý nhân sự và điều hành HTX phải có “chiến thuật mới”. Ban giám đốc HTX phải tự soạn thảo Điều lệ riêng cho HTX “kiểu mới”. Nhiều nông dân thì bán tín bán nghi cách làm “liều” của ông Thấm.  

Làm cho nông dân thấy

Kết quả thu hoạch ở mức 7 - 8,5 tấn lúa/ha, chỉ có vụ 3 là đạt 5,8 - 6 tấn/ha, sau khi hoàn thành các công tác thu chi, nghĩa vụ cam kết với nông dân thì HTX vẫn có lãi nhưng không cao. Thế nhưng, cái lớn nhất mà ông Thấm chứng minh cho nông dân thấy đó là niềm tin, sự kiên trì và giá thành sản phẩm lúa có thể hạ thấp hơn so với phương thức sản xuất nhỏ lẻ.

"Tham gia mô hình sản xuất lớn, nông dân không tốn công chăm sóc lúa, nhưng vẫn được sản lượng ổn định và không phải đi tìm đầu ra. Bên cạnh đó, nông dân có thể tranh thủ thời gian làm thêm và làm thuê cho HTX để kiếm thêm thu nhập cho gia đình", ông Thấm cho biết.

3152904292
Ông Thấm kiểm tra chất lượng lúa giống

Hiện tại, HTX Đức Huệ quản lý 300ha đất trồng lúa có hệ thống đê bao khép kín, tưới tiêu bằng trạm bơm hiện đại, các khâu bón phân, phun thuốc… đều thực hiện đồng bộ, khoa học. Không những thế, việc sản xuất với quy mô lớn đã giúp giảm chi phí đầu tư, năng suất cao hơn so với nông dân tự làm, chi phí thấp hơn từ 15 - 20%. Sau khi lúa đưa vào các nhà máy chế biến gạo có giá cao hơn 10% so với gạo cùng loại.

PGS.TS Phạm Văn Dư, nguyên Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt từng nhận định, đây là hình thức hợp tác với mục đích tích tụ ruộng đất, mà vẫn giữ được quyền sở hữu ruộng đất của từng nông dân, đa dạng hình thức sản xuất, sản xuất quy mô lớn giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Có thể nói, những gì ông Thấm đã làm và hiệu quả ban đầu đã thay đổi cách nhìn về người nông dân chân đất không thể làm “chuyện lớn” mà rất nhiều người từng suy nghĩ trước đây. Từ đó mở ra hướng đi mới cho những HTX nhỏ lẻ, chưa có khả năng đầu tư tích tụ ruộng đất.  

Sản phẩm sạch và cách làm bền vững

Sản xuất “sạch” và “an toàn” là tiêu chí hàng đầu của HTX Đức Huệ với phương thức sử dụng chế phẩm sinh học, giảm lượng phân hóa học và đảm bảo thời gian cách ly an toàn với thuốc hóa học khoảng 1 tháng trước thu hoạch.

4152914891
GĐ HTX kiểm tra sự phát triển của cây lúa, tình hình sâu bệnh hại

Hiện tại, HTX Đức Huệ có 400ha đất thuê của doanh nghiệp và nông dân, cụ thể xã Phú Thọ 150 ha, xã Phú Đức 150 ha, xã Phú Thành 40 ha và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông  60 ha... để sản xuất lúa sạch với chi phí từ 13 - 15 triệu đồng/ha/vụ.

Những giống lúa chủ lực như Jasmine 85, OM 5451, OM 6976, OM 4900, Nàng Hoa 9 … được trồng theo đơn đặt hàng của các Công ty TNHH Phát Tài, Công ty Lương thực Đồng Tháp, Công ty Lương thực Tiền Giang…với giá bằng hoặc cao hơn 200 đồng/kg lúa so với giá thị trường.

Không những thế, với phương thức sản xuất và cung ứng các dịch vụ đã giúp HTX Đức Huệ cung ứng hơn 500 tấn phân bón, thuốc BVTV và hàng trăm tấn lúa mỗi năm với doanh thu hơn 100 tỷ đồng. Ông Thấm cho biết, hướng tới sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, sản xuất lúa sạch, chất lượng cao và an toàn để nâng sức cạnh tranh và giá trị hạt gạo Việt Nam.

Bên cạnh đó, HTX Đức Huệ còn giải quyết việc làm cho hơn 200 lao động có thu nhập từ 100 - 120 nghìn đồng/ngày và các dịch vụ phun xịt, bón phân, thu hoạch, vận chuyển lúa gạo đến kho, nhà máy...

5152924287
Lúa sau khi thi hoạch được vận chuyển đến các nhà máy, công ty lương thực
Cách làm “liều” của ông Huỳnh Thanh Thấm đã chứng minh cho mọi người thấy nông dân Việt Nam có đủ gan làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình, với phương thức xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hoá quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng.
 
Theo nongnghiep.vn
 Tags: nông dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập383
  • Hôm nay82,576
  • Tháng hiện tại787,689
  • Tổng lượt truy cập90,851,082
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây