Học tập đạo đức HCM

Gượng dậy sau "đại hồng thuỷ"

Thứ hai - 22/10/2012 03:26
Hơn một tháng kể từ ngày cơn lũ lịch sử tràn qua, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn về lại xã Quảng Phú (Thọ Xuân - Thanh Hóa) để ghi nhận cuộc sống của người dân sau lũ…

Người dân vớt chút lúa còn sót lại.

Ruộng đồng xơ xác

Vượt quãng đường gần 60km từ TP.Thanh Hoá, chúng tôi về lại Quảng Phú, nơi cơn lũ lịch sử hoành hành chưa lâu. Mặc dù đã hơn 1 tháng trôi qua, nhưng hậu quả của lũ vẫn còn đó. Những ngôi làng hoang tàn xơ xác, hàng trăm hecta mía, lúa, hoa màu chết trắng. Cuộc sống sau lũ của người dân chìm trong gian khó...

Chị Lại Thị Mười ở thôn 6 vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể lại với chúng tôi: "Lũ tràn về quá khủng khiếp, chồng tôi ốm đang ở bệnh viện, thành thử có mỗi 2 bà cháu ở nhà. Khi thấy nước ào ào từ trên đê đổ xuống khu vực dân cư, tôi không kịp mang theo gì hết, chỉ ôm vội đứa cháu chạy sang nhà chú ở thôn bên. Quay lưng lại đã thấy bao nhiêu mồ hôi công sức, nhà cửa theo dòng nước trôi ra biển…".

Cũng theo chị Mười, vụ vừa rồi, gia đình gieo cấy hơn 1 mẫu ruộng, 1ha mía và thả mấy sào cá, giờ coi như mất trắng, mấy tạ thóc trữ trong nhà cũng bị nước lũ cuốn trôi. Giờ đây gia đình thực sự không biết bấu víu vào đâu, ngoài trông chờ vào sự cứu trợ của Nhà nước và các nhà hảo tâm.

Gia đình ông Phạm Hải Long ở thôn 13 còn bị thiệt hại nặng nề hơn, bởi toàn bộ 10ha ao hồ, lúa, mía đều bị lũ cuốn sạch, tổn thất lên đến 200 triệu đồng. Ông Long tâm sự: "Gia đình tôi tích cóp bao nhiêu năm mới có được ít vốn, còn vay mượn ngân hàng được hơn 70 triệu đồng để phát triển kinh tế trang trại, nào ngờ lũ cướp hết, khiến gia đình ngập chìm trong khó khăn. Chỉ mong sao ngân hàng giãn nợ, đồng thời hỗ trợ để chúng tôi có điều kiện khôi phục sản xuất".

Theo báo cáo của UBND xã Quảng Phú, đợt mưa lũ vừa qua, toàn xã có 302ha lúa, 519ha mía, 99,5ha ngô, 149ha rau màu… bị mất trắng; 120ha ao hồ bị ngập tràn; 15.000 con gia súc, gia cầm bị chết hoặc bị cuốn trôi; 674 ngôi nhà bị ngập… Tổng thiệt hại lên đến 121 tỷ đồng. Mưa lũ làm vỡ đê xóm 1 (Đá Lát) dài hơn 40m, vỡ đê bao xã Quảng Phú tại 3 điểm.

Mong sớm được hỗ trợ

Đi một vòng quanh xã Quảng Phú, trước mắt chúng tôi chỉ là màu trắng bạc của mía, lúa chết, quang cảnh làng quê đìu hiu, xơ xác…

Chỉ tay về cánh đồng lúa nhà mình, anh Lê Văn Thảo ở đội 13 ngậm ngùi nói: "Giờ nhà tôi chẳng còn gì ăn nữa, tài sản trong nhà cũng bị trôi hết. Nhà trồng được 7 sào lúa nhưng mót mấy ngày nay cũng chưa được 1 tạ thóc, trong khi tiền đầu tư đã trên 20 triệu đồng. Xã, huyện cũng quan tâm, các nhà hảo tâm về chia sẻ nên chúng tôi đỡ được phần nào, nhưng về lâu dài, không biết cuộc sống sẽ ra sao…".

Trong số 674 gia đình bị ngập nước thì đa số đều lâm vào cảnh khó khăn, nhất là những hộ có người già yếu, hoàn cảnh neo đơn… Đến thăm nhà ông Nguyễn Văn Lực ở thôn 13, nhìn khuôn mặt phờ phạc, hốc hác của ông cũng đủ biết gia đình đang khó khăn thế nào. Trong góc giường, 2 đứa con điên dại của vợ chồng ông cứ cười khanh khách… Ông Lực kể: "Nhà tôi có 1 mẫu mía, 7 sào lúa, 3 sào ngô, hơn 300 con gà, 70 con ngan, đang hy vọng sẽ có chút tiền lo cho các con một cái Tết tươm tất, vậy mà giờ trắng tay. Cả 4 tấn lúa trong rương của vụ trước gia đình chưa kịp bán cũng bị nước lũ cuốn trôi...".

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Bá Lộc, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú cho biết: Trước mắt, người dân gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi đã cung cấp được điện, nước sinh hoạt đầy đủ cho bà con; đồng thời tăng cường công tác vệ sinh môi trường, kiên quyết không để xảy ra dịch bệnh. Hiện, xã cũng xây dựng phương án sản xuất cây vụ đông, huyện và tỉnh cấp cho Quảng Phú 10 tấn đậu tương giống, 1,7 tấn ngô giống… để giúp bà con sớm khôi phục sản xuất.

"Hễ nơi nào nước rút, ruộng đồng được dọn sạch là chúng tôi động viên người dân khẩn trương gieo trồng cây vụ đông. Từ nay cho đến tháng 5/2013, chúng tôi rất cần sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, ngành", ông Lộc nói.
 

Từ ngày 1-7/9/2012, tại Thanh Hóa có mưa to trên diện rộng, lượng mưa lớn, xảy ra trong thời gian ngắn nên đã làm vỡ một số đoạn đê bao sông Cầu Chày và nhiều đập, tràn ở các huyện miền núi; gây ra ngập lụt ở nhiều địa phương trong tỉnh. Riêng tại huyện Thọ Xuân, mưa lũ khiến đê bao sông Cầu Chày đoạn qua xã Xuân Châu bị tràn, vỡ, đã đẩy hơn 1.300 hộ dân ở hai xã Xuân Châu và Quảng Phú lâm vào cảnh bị chia cắt, cô lập.

Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định phân bổ 3.000 tấn gạo cứu đói cho nhân dân các địa phương khắc phục hậu quả lũ lụt tháng 9/2012. Theo đó, 12 huyện được phân bổ gạo cứu đói gồm: Nông Cống, Lang Chánh, Yên Định, Thạch Thành, Thọ Xuân, Bá Thước, Quan Sơn, Thường Xuân, Mường Lát, Tĩnh Gia, Vĩnh Lộc và Như Xuân. Đối tượng được nhận gạo cứu trợ của Trung ương đợt này là số hộ (số khẩu) hiện đang bị thiếu đói gay gắt, không có nguồn thu nhập để mua lương thực khắc phục hậu quả lũ lụt năm 2012. Các đối tượng này được hỗ trợ 15 kg/người/tháng, thời gian cứu đói từ 1-3 tháng. Đối với những trường hợp được hỗ trợ từ 2-3 tháng phải cấp theo tháng và xong trước ngày 10 hàng tháng.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính xuất cấp (không thu tiền) 4.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, trong đó Thanh Hóa được hỗ trợ 3.000 tấn gạo.

 

Thanh Tuấn

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập270
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại823,285
  • Tổng lượt truy cập90,886,678
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây