Học tập đạo đức HCM

Hà Nội: Liên kết tiêu thụ sản phẩm vùng miền với 21 tỉnh bạn

Thứ sáu - 03/08/2018 20:30
Ngày 3/8, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã tổ chức Hội nghị kết nối sản xuất – tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch với 21 tỉnh thành khu vực Bắc Trung bộ.
img_2378.JPG

Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội phát biểu tại hội nghị

Theo đó, Hội nghị đã đón tiếp 120 doanh nghiệp, trên 30 gian hàng đặc sản vùng miền, với hàng trăm mặt hàng nông – lâm – thủy sản đến từ 21 sở thành viên khu vực Bắc Trung bộ như: Vải thiều Thanh Hà, các loại gạo đặc sản của Công ty Bảo Minh, cá sạch lòng hồ Hòa Bình… Đây cũng chính là những đặc sản các sở bạn đem đến tiêu thụ tại Hà Nội thời gian qua.

Đặc biệt, Hội nghị đã được nghe rất nhiều báo cáo về công tác hợp tác, kết nối sản xuất, tiêu thụ hàng nông - lâm - thủy sản; phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt, nông sản an toàn cho TP. Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2018; kế hoach trọng tâm 6 tháng cuối năm và phục vụ Tết Nguyên Đán 2018.

Bà Bùi Thị Hạnh Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh, cho biết: “Công ty đã có 25 năm xây dựng thương hiệu, hiện đã liên kết sản xuất với 24 tỉnh thành trong cả nước, với 40 loại đặc sản vùng miền, bao gồm lúa, gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo như: nếp Tú Lệ, nếp cẩm, nếp nương. Riêng các loại gạo cũng đã có: tám thơm, tám Hải Hậu, tám Thái Lan. Hoặc các sản phẩm làm từ gạo như: cơm nắm, cơm tấm, xôi ngũ sắc; không những chúng ta được thưởng thức đặc sản vùng miền mà bản sắc vùng miền cũng được tôn vinh. Hiện, Bảo Minh có 7.000ha sản xuất vùng đệm và 2.000 ha trong vùng lõi để sản xuất hữu cơ”.

Ông Nguyễn Văn Thiện, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà (Hải Dương), cũng cho biết: “Thanh Hà là quê hương của vùng vải thiều Việt Nam, sản phẩm đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý năm 2007, với diện tích 3.865ha. Vụ vải năm 2018, đạt 45.000 tấn, được mùa nhưng không rớt giá, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; riêng TP. Hà Nội trên 1.000 tấn quả tươi”      

Thay mặt đội “chủ nhà”, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, ông Chu Phú Mỹ, cho biết: “Đây là Hội nghị giao ban thường niên giữa Hà Nội và 21 tỉnh, thành khu vực Bắc Trung bộ, được khởi xướng từ năm 2015 đến nay, mỗi năm giao ban 2 lần (giữa năm và cuối năm). Theo đó, không những chỉ các tỉnh về Hà Nội xúc tiến đầu tư, ngược lại, các doanh nghiệp Hà Nội đến đầu tư tại các địa phương cũng rất nhiều. Các địa phương đưa đặc sản vùng miền của mình đến Hà Nội và họ tiêu thụ cây, con giống; các loại sản phẩm đã chế biến của Hà Nội như: giò chả, xúc xích, dăm bông, ba tê, thịt hộp…”.

img_22901.JPG

Các đại biểu tham quan và mua sắm hàng hóa tại các gian hàng đặc sản vùng miền của doanh nghiệp.

Đến dự và phát biểu với Hội nghị, Cục trưởng cục Quản lý chất lượng nông- lâm- sản Bộ Nông nghiệp và PTNT, ông Trần Như Tiệp, cho rằng: “Bộ đánh giá cao sự quyết liệt của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội theo Đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với Xây dựng nông thôn mới; phát triển theo chuỗi từ sản xuất, kinh doanh Vật tư nông nghiệp, đến tiêu thụ nông sản, thực phẩm. Trong chuỗi này, chúng ta xác nhận khâu chính là thị trường, Bộ đã tập trung nguồn lực xây dựng chính sách để ngành phát triển nhanh, mạnh như: Phát triển Hợp tác xã kiểu mới và đang xây dựng đề án chuỗi liên kết sản xuất. Vấn đề thị trường, Bộ xác định 2 khâu phải đảm bảo, đó là: phải có sản phẩm an toàn, và đến được tay người tiêu dùng; làm được như vậy mới có thị trường, có thị trường mới sản xuất tốt được”.

Ngoài ra, còn nhiều ý kiến băn khoăn về việc người dân không biết mua đặc sản vùng miền ở đâu? Ông Tiệp cũng cho biết, các tỉnh cần có địa chỉ sản xuất sản phẩm an toàn, phải có cơ sở dữ liệu và phải được cập nhật trên website Bộ, Bộ sẽ giới thiệu trên Truyền hình Việt Nam để người dân theo đó tìm địa chỉ mua hàng của doanh nghiệp. Bộ cam kết, sẽ đồng hành cùng sở, để người dân Thủ đô biết địa chỉ mua sản phẩm an toàn. 

Theo kinhtenongthon.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập475
  • Hôm nay39,006
  • Tháng hiện tại744,119
  • Tổng lượt truy cập90,807,512
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây