Cây thanh long ruột đỏ là nguồn thu nhập chính của trang trại
Nguyễn Tiến Dũng sinh ra trong một gia đình thuần nông, luôn mong muốn học hành đỗ đạt, tìm công ăn việc làm ổn định để thoát nghèo. Năm 2010, Dũng thi đậu vào ngành Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Huế. Nhưng sau 2 năm theo học, nhận thấy đại học không phải là con đường duy nhất để phát triển sự nghiệp, Nguyễn Tiến Dũng quyết định chia tay cổng trường đại học, dấn thân vào kinh doanh.
"Sau khi quyết định nghỉ học đại học, tôi ở lại Huế, vay mượn gia đình, bạn bè số tiền 300 triệu đồng kinh doanh nhiều thứ, từ buôn gỗ, đến bán hàng đa cấp... Do chưa có kinh nghiệm cùng sự nóng vội, tôi phá sản và hoàn toàn bế tắc trong một thời gian dài nơi đất khách quê người. Với sự động viên của bố mẹ, người thân, bạn bè, tôi quyết định về quê làm lại từ đầu", Dũng nhớ lại khoảng thời gian khó khăn nhất cuộc đời.
Một lần tình cờ xem chương trình “Sinh ra từ làng” trên VTV, xem nhân vật chính làm giàu từ cây thanh long ruột đỏ, thấy phù hợp với vùng đất miền núi Hương Sơn, Dũng bắt đầu tìm hiểu và đi đến quyết định "bén duyên" với loại cây ăn quả này.
Ngoài thanh long, Dũng còn trồng thêm rau sạch.
Thế nhưng, quá trình bắt tay thực tế gặp muôn vàn khó khăn, từ việc kỹ thuật trồng cây, vốn liếng, cho đến lời đàm tiếu. Một số người cho rằng, bao đời nay chưa thấy ai trồng cây thanh long trên núi, ý tưởng của Dũng là viễn vông, xa vời. Nhưng quyết tâm làm bằng được, Dũng bán nốt chiếc xe máy của mình được 25 triệu đồng lấy tiền mua cây giống; ban ngày đi phụ hồ, đêm về hì hục đào hố trồng cây; tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc từ sách vở, internet... Cứ thế, 200 gốc thăng long ruột đỏ được trồng, đến giữa năm 2014 bắt đầu cho quả, với sản lượng gần 1 tấn, thu về khoảng 30 triệu đồng trong mùa đầu tiên.
Thấy thu nhập ngày càng cao, lại thuận lợi trong việc gia đình có hơn 3 hecta đất vườn, chàng trai 9X này đã táo bạo trồng thêm các giống cây ăn quả khác như: đu đủ Đài Loan, táo Thái Lan, chanh leo Đà Lạt, rau, đậu, lạc, nghệ, gừng bầu, bí…; nuôi bò sinh sản, dê, gà.
Năm 2017, chỉ tính riêng cây thanh long ruột đỏ và rau củ quả đã mang lại nguồn thu cho Dũng hơn 800 triệu đồng, trừ chi phí khoảng 200 triệu, anh chàng 9X bỏ túi đến 600 triệu đồng. Ấy là chưa kể dự tính Tết Nguyên đán sắp tới, trang trại của Dũng sẽ cho xuất 6 tấn bắp cải và dưa chuột, ước tính trị giá 60 triệu đồng. Mỗi năm, trang trại của Dũng giải quyết việc làm thường xuyên cho 3 lao động và 5 lao động thời vụ, thu nhập từ 3-5 triệu đồng.
Tất cả các loại cây trồng trong trại được trồng theo tuân chuẩn sạch.
Sau 5 năm lập nghiệp, hiện Dũng đã thành lập được Công ty TNHH Rau quả sạch miền Trung, liên kết lập được 6 trang trại vệ tinh trong toàn tỉnh.
Ông Phan Tiến Hùng - Chủ tịch UBND xã Sơn Tây (Hương Sơn) cho biết: "Mô hình trang trại tổng hợp của Dũng phát huy hiệu quả rất tốt, là một trong những mô hình điểm của địa phương. Sắp tới địa phương sẽ hỗ trợ Dũng làm liên kết Vietgap, để những sản phẩm sạch của trang trại được đưa vào tiêu thụ tại các cửa hàng rau sạch, siêu thị trên toàn tỉnh".
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã