Anh Nguyễn Hữu Tuấn với sản phẩm cá thát lát rút xương |
Anh Tuấn xuất phát điểm kinh doanh quán ăn nhỏ, anh nhận thấy nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ cá thát lát của người tiêu dùng là rất lớn nhưng ngán ngại nhất là cá thát thát rất nhiều xương chỉ có thể sử dụng làm chả cá thát lát. Không qua trường lớp đào tạo hay được tư vấn hỗ trợ nhưng anh quyết tâm mày mò, nghiên cứu để cho ra đời sản phẩm cá thát lát rút xương.
Trải qua hơn 3 tháng tự tìm hiểu, sản phẩm cá thát lát rút xương của anh đã chinh phục người tiêu dùng từ những ngày đầu tiên. Quyết định “khởi nghiệp” và gắn đời mình với con cá thát lát nên cuối năm 2016 anh đầu tư trang thiết bị như máy sơ chế, tủ đông, nhà lạnh, phòng đóng gói sản phẩm… với số tiền trên 200 triệu đồng.
Anh Tuấn chia sẻ, ban đầu thấy khách đến quán mang theo cá thát lát đã được ướp và nhờ chế biến món ăn, anh nhận thấy cá thát lát là loài thủy sản nhiều tiềm năng nhưng xương trong cá khá nhiều làm nhiều khách đến quán ngán ngại. Chính từ đó, anh có ý định làm sản phẩm cá thát lát không còn xương để phục vụ khách và sử dụng trong gia đình.
Quy trình kỹ thuật chế biến cá thát lát không xương đòi hỏi nhiều công đoạn và kỹ thuật nghiêm ngặt. Trước mắt cá thương phẩm phải đánh vẩy, rửa sạch, mổ bụng, tách xương lớn, phi lê lấy thịt, sử dụng dụng cụ để tách lấy xương nhỏ trong cá. Đây là quy trình rất khó bởi số lượng xương trong cá thát lát khá nhiều và để khách chấp nhận sản phẩm phải tạo ra được con cá thát lát không bị rách da, rách bụng.
Cơ sở của anh Tuấn giải quyết việc làm cho hơn 10 lao động |
Anh Tuấn đã trải qua không ít khó khăn, vất vả vì không được trang bị kiến thức, phải tự thực hành. Đã nhiều lần gia đình, bạn bè khuyên anh bỏ cuộc vì khó hy vọng làm được. Nhưng chính nhờ niềm đam mê và nghị lực vượt khó, anh Tuấn đã tự chế ra nhiều dụng cụ khác nhau để hỗ trợ cho việc tách xương, xử lý cá thát lát phi lê. Những sản phẩm làm rách da sẽ chế biến bán chả cá vì không thể giữ nguyên hình thể của con cá như ban đầu.
Trên thị trường có cá sặc rằn, cá tra, cá lóc… đều chế biến khô và nhiều sản phẩm khác. Nhưng những sản phẩm này ai cũng có thể làm, còn riêng cá thát lát rút xương được xem là sản phẩm độc quyền của anh Tuấn và giá cả vừa phải nên người tiêu dùng ưa chuộng.
Nhớ lại những ngày đầu, sản phẩm làm ra anh đã phải tự đi quảng cáo, tiếp thị với bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Sau khi nhận được tín hiệu “đồng ý” anh đã sản xuất với số lượng lớn để bán, làm quà biếu. Với đặc tính ít dịch bệnh và không sử dụng các loại kháng sinh nên cá thát lát rất được ưa chuộng. Không những thế, cá này còn có ưu điểm dễ nuôi, thích hợp với mọi điều kiện thời tiết khác nhau.
Hiện tại, cá thát lát thương phẩm được mua với giá từ 33.000 - 35.000 đồng/kg (loại từ 300 - 500 gram/con). Mỗi tháng anh Tuấn cung ứng cho thị trường các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM khoảng 3 tấn cá thát lát rút xương với sản phẩm đóng gói từ 200 - 500 gram/túi. Mỗi ký cá thát lát rút xương giá 170.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư, anh Tuấn thu lời từ 50 - 60 triệu đồng/tháng.
Sản phẩm cá thát lát rút xương chinh phục người tiêu dùng |
Chia sẻ khó khăn trong việc làm cá thát lát rút xương anh Tuấn cho biết, để thành công phải tốn nhiều vốn vì đầu tư trang thiết bị khá cao, mỗi lần mua cá để chế biến phải mua từ 3 - 5 tấn/ao, hết hơn 100 triệu đồng. Khó nhất là việc xử lý, mổ cá không để rách để cá có dáng hình đẹp. Đồng thời để bắt mắt anh còn đầu tư hơn 50 triệu đóng gói và mẫu mã sản phẩm.
Để chủ động nguồn nguyên liệu và truy xuất nguồn gốc cá thát lát, anh Tuấn còn đầu tư 2 ao nuôi diện tích 1.000m2 và ao 700m2 để thả nuôi 50.000 con giống. Anh Tuấn bộc bạch, cá thát lát được sử dụng chế biến rất nhiều món ăn rất ngon như cá thát lát chiên tươi, nướng, sốt chua ngọt, nấu lẩu, hấp gừng….Chính vì thế phải đảm bảo quy trình sạch và an toàn từ con cá giống cho đến bàn ăn.
Cơ sở cá thát lát rút xương của anh Tuấn còn giải quyết việc làm cho hơn chục lao động nữ nhàn rỗi của địa phương có việc làm thường xuyên, thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng/tháng. Chính những đam mê và những động lực tạo ra sản phẩm độc đáo cho người tiêu dùng đã giúp anh Tuấn thu về cho mình hàng trăm triệu đồng/năm. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã