Học tập đạo đức HCM

Không thể “bó tay” với cá tầm nhập lậu

Thứ ba - 16/07/2013 03:25
Đứng ngồi không yên trước sự “tấn công” ồ ạt của cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc, ngày 7/7/2013, Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Việt Nam, doanh nghiệp và người nuôi cá tầm trong nước đã có cuộc gặp gỡ báo chí nhằm cung cấp thêm một số thông tin có liên quan đến chất lượng cá tầm Trung Quốc không rõ nguồn gốc nhập vào Việt Nam với giá rất rẻ, rồi “đội lốt” dưới thương hiệu cá tầm Việt Nam, đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất cá tầm trong nước trước nguy cơ “chết yểu”.

Cá tầm Việt Nam khó cạnh tranh với cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc - Ảnh: Nam Anh

Ông Trần Văn Hào, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Việt Nam cho biết, hàng ngày có 2 - 3 tấn cá tầm không rõ nguồn gốc nhập lậu vào TP HCM qua sân bay Tân Sơn Nhất và được bán ra thị trường với giá chỉ khoảng 120.000 - 130.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với cá tầm được sản xuất trong nước. Trung bình mỗi năm, lượng cá tầm nhập lậu vào nước ta khoảng 600 - 700 tấn. Tuy nhiên, ông Lê Anh Đức, Tổng Giám đốc Tập đoàn Cá tầm Việt Nam cho hay, con số này phải cao gấp 8 lần, lên đến 4.000 - 5.000 tấn, trong đó thị trường phía Nam tiêu thụ khoảng 60 - 70%.

Tại cuộc gặp gỡ, ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam chia sẻ, cá tầm Trung Quốc nhập lậu đang phá hoại định hướng phát triển cá tầm Việt Nam. Nếu tình trạng này kéo dài, chỉ sau một thời gian ngắn nữa cá tầm Việt Nam sẽ chính thức chết ngay trên sân nhà. Để ngăn chặn kịp thời, các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm, vào cuộc quyết liệt hơn với vấn đề này. “Khi có bất kỳ một mặt hàng nào không rõ nguồn gốc, không riêng gì cá tầm, trước hết, các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm xác minh rõ nguồn gốc của mặt hàng đó để bảo vệ cho quyền lợi của người tiêu dùng. Chúng ta có đầy đủ lực lượng như: quản lý thị trường, hải quan, bộ đội biên phòng, thuế... đủ sức để kiểm tra, kiểm soát và xác minh rằng, đâu là cá tầm nhập lậu, đâu là cá tầm Việt Nam”, ông Mưu cho biết thêm.

Ngày 11/7/2013, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, yêu cầu Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an) báo cáo bằng văn bản gửi Phó Thủ tướng trước ngày 15/7 về tình hình vận chuyển (chở qua đường hàng không vào TP.HCM) và việc buôn bán thủy sản (cá tầm) nhập lậu vào Việt Nam.

Hồng Thắm 
Nguồn: thuysanvietnam.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập171
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại705,606
  • Tổng lượt truy cập90,768,999
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây