Học tập đạo đức HCM

Kiểm soát việc mở rộng diện tích trồng sắn ở Tây Nguyên

Thứ sáu - 18/08/2017 18:46
Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, thời gian gần đây, người dân ở các tỉnh Tây Nguyên ồ ạt mở rộng diện tích trồng sắn, đưa diện tích loại cây này tăng lên hơn 157 nghìn héc-ta. Cụ thể, tỉnh Ðác Lắc quy hoạch vùng nguyên liệu trồng sắn cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn chỉ có 15 nghìn héc-ta, thế nhưng, diện tích trồng sắn hiện nay ở địa phương đã tăng lên hơn 32 nghìn héc-ta; tỉnh Gia Lai quy hoạch chỉ 50 nghìn héc-ta thì nay đã tăng lên 65 nghìn héc-ta; tỉnh Kon Tum quy hoạch 28 nghìn héc-ta nhưng đến nay, đã tăng lên gần 40 nghìn héc-ta.

 

Nguyên nhân khiến diện tích trồng sắn tại các tỉnh Tây Nguyên trong vài năm trở lại đây tăng mạnh là do sắn bán được giá. Nhiều thời điểm, giá sắn tươi dao động từ 1.200 đồng đến 1.500 đồng/kg. Trong khi đó, sắn là loại cây trồng có vốn đầu tư ít, dễ trồng, thích nghi trên nhiều vùng đất khác nhau, nhất là chịu hạn tốt cho nên người dân ồ ạt trồng không theo quy hoạch, kế hoạch, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các địa phương. Thậm chí, nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Ðác Lắc, Gia Lai, Kon Tum..., đồng bào các dân tộc thiểu số lén lút phá rừng để lấy đất trồng sắn. Việc người dân mở rộng diện tích trồng sắn một cách tự phát đã làm sản lượng sắn ở Tây Nguyên tăng đột biến, và dẫn đến nhiều hệ lụy về sau. Khi giá cả biến động, nguồn cung vượt cầu, giá sắn ắt sẽ giảm, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. Bên cạnh đó, việc trồng sắn không áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật khiến cho đất ngày càng bạc màu, khi phần lớn đồng bào các dân tộc trồng sắn trên đất nương rẫy không chú trọng đến chế độ đầu tư thâm canh cũng như áp dụng các biện pháp luân canh, xen canh, rải vụ mà trồng chay, khai thác triệt để các chất dinh dưỡng trong đất. Nếu không có kế hoạch phát triển phù hợp thì đây cũng chính là cây trồng làm cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất nhanh chóng bởi chỉ qua ba đến bốn vụ đất kém dinh dưỡng, rất khó để canh tác các loại cây trồng khác.

Không thể phủ nhận, cây sắn đã góp phần tăng thu nhập cho người dân Tây Nguyên, nhất là đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, cũng như tăng nguồn hàng xuất khẩu cho các địa phương. Tuy nhiên, việc người dân tại đây mở rộng diện tích trồng sắn ồ ạt, tự phát như hiện nay khiến nhiều người lo ngại. Trước thực trạng này, các địa phương cần có giải pháp tuyên truyền, phổ biến để người dân hiểu rõ hậu quả của việc trồng sắn ồ ạt; muốn cây sắn phát triển bền vững thì phải sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch. Ðối với diện tích trồng ngoài quy hoạch như hiện nay, các địa phương cần hướng dẫn người dân chuyển đổi qua các loại cây trồng khác phù hợp hơn. Bên cạnh đó, khi canh tác cây sắn, để giữ dinh dưỡng cho đất, ngành chức năng cần khuyến cáo người dân nên đầu tư thâm canh bón lót phân chuồng ủ hoai mục, bón thúc bằng phân NPK cân đối, hợp lý. Ðồng thời, đưa các giống sắn mới vào sản xuất, thực hiện đồng bộ các biện pháp thâm canh, luân canh, xen vụ để vừa đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa hạn chế xói mòn, bạc màu đất cho vùng Tây Nguyên.

 

Theo Phan Thái Sơn/ báo nhandan.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập303
  • Hôm nay25,926
  • Tháng hiện tại1,542,984
  • Tổng lượt truy cập98,771,165
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây