Học tập đạo đức HCM

Kiên Giang phát triển nuôi chim yến

Thứ bảy - 26/08/2017 04:54
Dựa vào điều kiện tự nhiên thích hợp, môi trường sinh thái, đặc tính sinh học, tỉnh Kiên Giang quy hoạch các vùng nuôi chim yến tập trung trên địa bàn 15 huyện, thị xã và thành phố.

Nhà nuôi yến trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Lê Sen/TTXVN

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, quy hoạch vùng nuôi chim yến tập trung trên cơ sở tận dụng các ưu đãi hiện có về tổng đàn, môi trường sinh thái, nguồn thức ăn tự nhiên của chim yến nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi chim yến. Phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà, vừa góp phần bảo vệ quần thể chim yến quý hiếm, vừa giải quyết công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người dân trong phát triển kinh tế gia đình, tạo ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Anh Nhịn nhấn mạnh, định hướng phát triển ngành nghề nuôi chim yến tập trung trên địa bàn tỉnh phải tuân thủ quy hoạch, xa khu dân cư, đảm bảo tính bền vững, phòng chống dịch bệnh, khoa học công nghệ, phù hợp với môi trường tự nhiên cho chim yến sinh sống và phát triển; quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng nhà yến, không phát triển tự phát ảnh hưởng đến nghề nuôi chim yến, lợi ích kinh tế của cộng đồng và sức khỏe nhân dân. 

Để nghề nuôi chim yến phát triển bền vững và hiệu quả, ngoài việc quy hoạch vùng nuôi thích hợp với điều kiện tự nhiên và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh đến năm 2020, định hướng năm 2025, Kiên Giang thực hiện đồng bộ các giải pháp về khoa học công nghệ, phòng chống dịch bệnh và vốn. 

Cụ thể là áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, quy trình dẫn dụ chim yến. Đến năm 2020, tất cả các thiết bị âm thanh dẫn dụ chim yến sử dụng sóng siêu âm; cải tiến kỹ thuật tạo mùi, tạo độ ẩm, sử dụng camera để quản lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của chim yến trong nhà nuôi. Quản lý dịch tễ bằng hệ thống GIS. Hỗ trợ vốn vay đầu tư xây dựng nhà nuôi chim yến tại các vùng quy hoạch theo chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 

Cùng với đó, ngành chức năng tỉnh Kiên Giang phối hợp với các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người nuôi chim yến tuân thủ, thực hiện tốt quy hoạch; khuyến cáo nhân dân không nuôi chim yến tự phát ngoài quy hoạch, không nuôi trong vùng cấm, khu vực nội thành, nội thị và những khu vực gần công sở, trường học, chợ, công viên, bệnh viện, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư… Kiểm tra, rà soát lại các hộ gây nuôi dẫn dụ chim yến hiện hữu về hiệu quả khai thác, điều kiện vệ sinh môi trường, tiếng ồn, an toàn dịch bệnh, nếp sống văn minh đô thị, bảo vệ sức khỏe cộng đồng… 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, điều tra sơ bộ ban đầu, toàn tỉnh có 519 hộ dân dẫn dụ gây nuôi chim yến, với tổng đàn ước tính hơn 256.000 con. Địa bàn nuôi chim yến nhiều nhất là thành phố Rạch Giá với 235 nhà nuôi chim yến, tổng đàn trên 90.000 con; kế đến là huyện Châu Thành và thị xã Hà Tiên với trên 100 nhà nuôi yến. 

Thời gian qua, nghề nuôi chim yến ở tỉnh Kiên Giang mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người dân dẫn đến phong trào “nhà nhà nuôi yến”. Nghề nuôi chim yến phát triển tự phát, không có định hướng, quy hoạch cụ thể. 

Việc xây dựng các cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến chủ yếu là cải tạo hoặc xây chung với nhà ở nên không đúng công năng và thường xen lẫn trong khu dân cư, khu đô thị. Việc dẫn dụ gây tiếng ồn, khu vực nuôi yến chưa đảm bảo vệ sinh thú y, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguy cơ phát sinh dịch cúm A/H5N1 lây lan sang các loại gia cầm khác, kể cả lây sang người. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, cho biết hiện nay, bên cạnh những lợi ích kinh tế mang lại, nghề nuôi chim yến tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Cụ thể như tiếng ồn do máy phát tiếng chim dẫn dụ tại các nhà nuôi yến chưa có biện pháp khắc phục. 

Đa số các hộ nuôi chim yến ở gần công sở, trường học, chợ, công viên, bệnh viện, khu công nghiệp, khu vực trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, khu đông dân cư, vùng nội thành, nội thị… nên việc lắp đặt hệ thống âm thanh để dẫn dụ chim yến gây tiếng ồn kéo dài và liên tục ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người dân lân cận. Tình hình ô nhiễm môi trường do phân chim, dịch bệnh chưa được kiểm soát chặt chẽ, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe cộng đồng…
Theo Lê Huy Hải/ Báo tintuc.vn
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập419
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại798,484
  • Tổng lượt truy cập90,861,877
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây