Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 13,3 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 5,5 tỷ USD, tăng 5,3%; giá trị xuất khẩu chăn nuôi ước đạt 0,36 tỷ USD, tăng 3,1%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 5,9 tỷ USD, tăng 13,3%.
Lũy kế 8 tháng, giá trị xuất khẩu nhóm hàng nông sản chính ước đạt 13,3 tỷ USD, tăng 2,5%. Một số mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm nông sản chính như gạo, hạt điều, rau quả, sản phẩm từ cao su có giá trị tăng so với cùng kỳ năm 2017, cụ thể: Gạo đạt 2,2 tỷ USD (tăng 21,1%), hạt điều đạt 2,24 tỷ USD (tăng 0,6%), rau quả đạt 2,676 tỷ USD (tăng 14,1%), trong đó rau đạt 376 triệu USD (tăng 16,3%); sản phẩm từ cao su đạt 450 triệu USD (tăng17,8%).
Các mặt hàng cà phê, cao su, hồ tiêu tăng về khối lượng nhưng lại có sự sụt giảm về giá trị: cà phê khối lượng xuất khẩu ước đạt 1,32 triệu tấn (tăng15,5%), giá trị đạt 2,5 tỷ USD (giảm 2,5%); cao su đạt 870 nghìn tấn (tăng 8,2%), giá trị 1,2 tỷ USD (giảm 11,8%); hồ tiêu đạt 173 nghìn tấn (tăng 3,2%), giá trị ước đạt 576 triệu USD (giảm 36%). Chè giảm cả khối lượng và giá trị xuất khẩu (khối lượng XK: 81 nghìn tấn (-10%), giá trị đạt 133 triệu USD (-7,4%)).
Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 8 tháng ước đạt 355 triệu USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng 7 tháng của năm 2018, xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm đạt 17,5 triệu USD (tăng gấp 3 lần); sữa và các sản phẩm từ sữa đạt 70 triệu USD (tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2017).
Xuất khẩu thủy sản ước đạt 5,465 tỷ USD, tăng 5,3%, trong đó: cá tra ước đạt 1,38 tỷ USD, tăng 20%; tôm các loại ước đạt 2,234 tỷ USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2017.
Xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính 8 tháng ước đạt 5,855 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ, trong đó: gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 5,55 tỷ USD, tăng 12,6%; sản phẩm mây, tre, cói ước đạt 218 triệu USD, tăng 26,6% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu các mặt hàng khác ước đạt 724 triệu USD, tăng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2017.
Các mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu tốt trong 8 tháng đầu năm 2018 là gạo, các loại lâm sản chính, rau quả và thủy sản.
Về mặt hàng gạo, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 8 ước đạt 441.000 tấn với giá trị đạt 209 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng ước đạt 4,4 triệu tấn với 2,2 tỷ USD, tăng 6,8% về khối lượng và tăng 22,1% về giá trị. Giá gạo xuất khẩu bình quân 7 tháng đạt 507 USD/tấn, tăng 14,8%. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng đầu về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với 24,7% thị phần.
Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Indonesia (gấp 67,5 lần), Iraq (gấp 2,5 lần), Philippines (gấp 2 lần), Malaysia (39,4%), Bờ Biển Ngà (33,5%) và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (11%)…
Gỗ và các sản phẩm xuất khẩu ước đạt 5,6 tỷ USD, tăng 12,6%. Trong đó, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc giữ vững vị trí là các thị trường chính của Việt Nam.
Xuất khẩu thủy sản ước đạt 5,5 tỷ USD, tăng 5,3%. Trong đó, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Giá trị xuất khẩu rau quả ước đạt 2,7 tỷ USD, tăng 14,1%.
Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khá: ASEAN (giá trị đạt 2,53 tỷ USD, tăng 43,6%); Hàn Quốc (đạt 1,53 tỷ USD, tăng 29%), Trung Quốc (giá trị đạt 5,25 tỷ USD, tăng 7%); Mỹ (đạt 3,88 tỷ USD, tăng 5,8%), Nhật bản (đạt 1,97 tỷ USD, tăng 5,7% so với trong 7 năm 2017)./.
Theo kinhtenongthon.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã