Đụng dao đứt tay, đụng tre chảy máu
Về thôn Hanh Đông, xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) hỏi nhà ông Phan Văn Chánh thì ai ai cũng biết bởi ông Chánh bị cụt 1 cánh tay phải. Nhưng ông làm ra nhiều sản phẩm độc đáo từ cây tre, gốc tre mang thu nhập cao. Mọi người trong xã ai cũng quý mến và ngưỡng mộ ông không chỉ bởi những sản phẩm ông tạo ra từ thân tre, gốc tre rất cuốn hút và đẹp mà bởi nghị lực phi thường không phải ai cũng có được.
Chia sẻ với PV Dân Việt, ông Phan Văn Chánh cho biết, ông sinh ra trong một gia đình nghèo, thu nhập chủ yếu từ nghề nông và đi làm thuê. Năm 1985 khi mới 22 tuổi, trong một lần đi làm thuê không may ông bị máy ép mía cắt đứt cánh tay phải.
Ông Phan Văn Chánh chế tác tre với 1 cánh tay. Ảnh Trần Hậu
"Lúc đầu cuộc sống của tôi đảo lộn hoàn toàn, khả năng lao động hầu như không còn. Mọi công việc vệ sinh cá nhân còn gặp khó khăn huống hồ gì lao động bằng chân tay. Tuy nhiên, trong tâm trí tôi luôn suy nghĩ tìm tòi cho mình 1 cái nghề nào đó để lao động giúp đỡ cho gia đình, nuôi con ăn học", ông Chánh tâm sự.
"Năm 2006, xảy ra trận lũ lịch sử ở Quảng Nam đã làm cho các vườn tre trong xã bật gốc, trơ trọi. Cả làng, cả xã không còn gì ngoài những cây tre, gốc tre này. Từ đó tôi nảy sinh ý tưởng chế tác bàn ghế từ gốc tre. Lúc mới làm, vì chỉ còn 1 cánh tay nên mọi động tác rất khó khăn. Đụng vào dao thì đứt tay, đụng vào tre nhẹ cũng chảy máu...Sau đó tôi đã chế tạo các dụng cụ hợp với người chỉ còn 1 tay như mình. Thời gian trôi qua, tôi cũng làm quen dần với các dụng cụ và từ đó các sản phẩm từ tre ra đời", ông Thanh chia sẽ thêm.
Khi mới bắt đầu nghề, ông Chánh cho biết chỉ làm những bộ bàn ghế thẳng, ít kỹ thuật, không bắt mắt nên khách hàng chẳng có bao nhiêu. Lại thêm 1 lần, ý chí và quyết tâm của ông Thanh đã giúp ông vượt qua khó khăn để tìm tòi, học hỏi những kỹ thuât khó với mong muốn làm ra những sản phẩm đẹp hơn, hữu dụng hơn.
"Tôi làm từ nôi trẻ em, giường, ghế salon cho tới ông Địa...Mẫu mã đa dạng với đủ kiểu dáng nên khách hàng biết đến nhiều hơn. Các đơn đặt hàng không chỉ có ở trong xã, huyện nhà mà lan ra ở các xã, huyện khác. Kinh tế gia đình cũng thay đổi nhiều hơn. Tôi trang trải được chuyện ăn học cho 5 đứa con", ông Chánh vui vẻ nói.
Các sản phẩm làm từ gốc tre của oog Thanh. ảnh Trần Hậu
Thiếu tay không thiếu ý chí
Nhu cầu tăng lên về số lượng và người tiêu dùng cũng đòi hỏi chất lượng cao hơn nên bản thân ông phải cập nhập kiến thức và nâng cao tay nghề của mình hơn. Các gốc sản phẩm độc lạ có hình hài như con rồng con hổ, hình ông Địa khách hàng cũng đặt nhiều hơn.
"Để có sản phẩm độc, lạ, ngoài gốc tre phải già,có hình hài tương xứng thì phải ngâm vào bùn 3 tháng, sau đó vớt lên phơi khô rồi mới chế tác. Công việc nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi đôi tay phải khéo léo, tỉ mỉ. Tôi chỉ còn 1 cánh tay, nhưng đam mê và vì 5 đứa con đã giúp tôi vượt qua tất cả", ông Chánh nói.
Hiện nay trung bình mỗi tháng, ông Chánh làm ra 1 bộ sản phẩm từ gốc tre, bán ra thị trường khoảng 18-20 triệu đồng. Thu nhập hàng năm của ông Chánh khoảng từ 150-200 triệu đồng, một con số không nhỏ đối với vùng quê nghèo xã Đại Thạnh và với một người chỉ còn 1 cánh tay trái như ông.
Ông Thanh tặng qùa chia sẽ với người dân bị ảnh hưởng bão lũ số 12. ảnh Trần Hậu
Khi nói về người đàn ông bị cụt một cánh tay phải này, bà con làng giếng đều tấm tắc khen ngợi và tỏ ra khâm phục. Một trong số đó, ông Phan Văn Năm cho biết: "Dù bị khuyết tật nhưng ông Chánh rất chịu khó lao động, ông làm ra những sản phẩm rất đẹp mắt, mà bán ra thị trường có giá trị kinh tế rất cao, hầu như ông Chánh làm ra bộ sản phẩm nào là bán hết bộ sản phẩm đó".
Bà Nguyễn Thị Minh Nam - Chủ tịch UBND xã Đại Thạnh cho biết: "Mặc dù chỉ còn 1 cánh tay trái, đời sống cá nhân còn nhiều khó khăn nhưng hàng năm ông Chánh vẫn rất quan tâm đến các hoạt động an sinh xã hội của địa phương. Hàng năm ông đều hỗ trợ học sinh nghèo học giỏi, tặng quà cho bà con gặp hoàn cảnh khó khăn. Điển hình nhất là trong đợt bão lũ số 12 vừa qua, ông Chánh đã huy động anh em, bà con gia đình ông vận động được 20 triệu đồng tặng 100 phần quà cho những gia đình bị thiệt hại trong cơn lũ vừa qua".
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã