LVN092 vụ xuân hè 2017 tại Phù Yên (Sơn La) |
Còn nhớ vụ xuân hè năm 2015, nắng nóng kỷ lục kéo dài tại miền Bắc với nhiệt độ lên tới 40oC, kết hợp gió Lào đã khiến nhiều diện tích ngô đầu vụ phải gieo đi gieo lại, nhất là các giống ngô lai có nguồn gốc nhập ngoại bị hiện tượng lép hạt, tỉ lệ đóng hạt/bắp không đều, thậm chí một số bắp thậm chí không kết hạt do bị chết phấn.
Tuy nhiên, LVN092 thời điểm đó mới “chân ướt chân ráo” trồng thử tại đất Lào Cai vẫn cho năng suất lên tới 8 - 9 tấn/ha, dù nắng nóng đầu vụ gay gắt nhưng vẫn không phải gieo lại. Đợt nắng hạn kỷ lục đó được xem như là một “bài test” hạng nặng dành cho các giống ngô, trong đó LVN092 là một trong những "ứng cử viên" đã vượt được qua thử thách về khả năng chống chịu với nóng, hạn.
Tiếp nối những lợi thế này, từ năm 2015 trở lại đây, LVN092 đã liên tục được nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc đón nhận. Theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao (thuộc Viện Nghiên cứu Ngô, đơn vị đang phân phối giống LVN092), tính đến vụ ĐX 2016-2017, tổng diện tích gieo trồng giống ngô lai LVN092 đã lên tới khoảng trên 3.500ha, tập trung lớn nhất tại các tỉnh miền núi khó khăn, điều kiện thâm canh kém như Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên… và đang tiếp tục mở rộng.
Ngoài khả năng chịu hạn, chịu đất dốc, đất nghèo dinh dưỡng rất tốt, LVN092 còn có nhiều ưu điểm nhất của LVN092 đó là cứng cây, chiều cao đóng bắp thấp và bộ rễ chân kiềng vững chắc nên khả năng chống đổ rất tốt, đầu bi kín nên có thể yên tâm SX tại các vùng hay gặp mưa, lốc cuối vụ xuân hè.
Bên cạnh đó, LVN092 hiện vẫn là giống có chiều dài bắp thuộc tốp đầu trong nhóm các giống ngô lai do Viện Nghiên cứu Ngô chọn tạo. Với kiểu hạt răng ngựa, sâu cay, lõi nhỏ nên LVN092 được mệnh danh “siêu nặng hạt”, năng suất vụ xuân có thể đạt trung bình xung quanh 10 tấn/ha.
Với thời gian sinh trưởng ngắn (vụ xuân từ 105 - 115 ngày, vụ đông từ 95 - 105 ngày), LVN092 là giống ngô hoàn toàn có khả năng “chen chân” vào nhóm các giống ngô lai ngắn ngày có thể tranh thủ thu hoạch lúa vụ mùa sớm để phát triển cây ngô vụ đông miền Bắc, nhất là các tỉnh vùng ĐBSH.
LVN092 vụ xuân hè 2017 tại Trạm Tấu (Yên Bái) |
Được chính thức công nhận giống quốc gia từ năm 2013, tuy nhiên ở giai đoạn đầu đưa ra SX, LVN092 có nhược điểm nhỏ là màu hạt không vàng đậm, mặc dù đây không phải là hạn chế về mặt dinh dưỡng, nhưng một số thương lái lại không thích điều này. Vì vậy những năm gần đây, Viện Nghiên cứu Ngô đã tiếp tục nghiên cứu, cải thiện tính trạng này, đến nay màu sắc hạt của LVN092 khi chín đã vàng đậm, bắt mắt hơn.
Không chỉ riêng giống ngô LVN 092, điểm nổi bật chung của các giống ngô “Made in Vietnam” là khả năng chịu bất lợi thời tiết rất tốt. Năng suất mặc dù thua một chút so với các dòng ngô lai của các tập đoàn nước ngoài nhưng các giống ngô Việt Nam lại ổn định hơn giữa các vụ, ít trồi sụt năng suất. Với hiện tượng nắng nóng bất thường, một số giống ngô của các Cty nước ngoài mặc dù năng suất rất cao, nhưng gặp nắng hạn thường bị hiện tượng chết phấn, tỉ lệ đóng hạt/bắp không đều, đặc biệt là hiện tượng ra nhiều bắp chét cùng một lúc. “Thay vì xu hướng chỉ chăm chăm chạy theo năng suất như trước đây, chủ trương của chúng tôi là đi sâu vào việc tạo ra các giống có năng suất cao nhưng phải ổn định, có khả năng chống chịu siêu việt”, TS Lương Văn Vàng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô nói. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã