Học tập đạo đức HCM

Lãi suất huy động đạt đỉnh 13%

Thứ hai - 17/09/2012 05:18
Từ đầu tháng 9 tới nay, các NHCPTM lại đồng loạt tung ra các “chiêu mới” để thu hút khách hàng gửi tiền. Một số NH vừa tăng thêm LS huy động cho các kỳ hạn dài lên mức 13%/năm thay cho mức đỉnh 12%/năm trước đây.
 

Lãi suất huy động đạt đỉnh 13%

NH nào lập đỉnh mới?

NH Á Châu (ACB) đã tung  một loạt các chương trình thu hút khách hàng trở lại như tặng quà khách hàng đã rút tiền và gửi lại; duy trì LS cho khách đã rút tiền trong đợt khủng hoảng và gửi trở lại; khách hàng mới được hưởng LS cao khi gửi tiền dài hạn; nâng LS huy động vàng lên gần gấp đôi...

Đến nay, ACB lại đưa ra một chính sách trội hơn hẳn so với thị trường, đó là áp dụng LS  huy động lên tới 13% ở kỳ hạn dài. Cụ thể, theo thông báo mới nhất, từ 12.9, ACB huy động 12,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng (lĩnh lãi hàng tháng hưởng LS 11,8%, hàng quý là 12,3%), 13%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Kỳ hạn 24 tháng cũng được nhà băng này đẩy lên mức 11,5% và 36 tháng là 12%/năm.

NH này cũng vừa triển khai chương trình “Mùa lễ hội ACB”, theo đó gửi từ 50 triệu đồng hoặc 2.000 USD sẽ nhận được thẻ cào trúng ngay. Biểu LS mới áp dụng tại NH Eximbank từ ngày 12.9, LS huy động kỳ hạn 13 tháng lên đến 12,8%. Nếu gửi kỳ hạn 12 tháng LS là 12,3%/năm.

Ở các NH khác, LS huy động kỳ hạn dài được neo ở mức 11 – 12%/năm, song hầu hết có kèm các chương trình khuyến mãi như tặng quà, phiếu cào trúng thưởng, bốc thăm may mắn..., chẳng hạn như Sacombank, PGBank, SHB, MHB, Seabank... Việc tăng LS chủ yếu tập trung ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, còn các kỳ hạn dưới 12 tháng, NHNN đã khống chế mức trần 9%/năm.

Theo các NH, việc tăng LS các kỳ hạn dài để tìm nguồn vốn ổn định, nhằm đẩy mạnh cho vay vào những tháng cuối năm khi nhu cầu vốn lên cao. Một số NH triển khai chương trình huy động kỳ hạn dài với LS 12%/năm, nhưng cho khách hàng thoải mái rút trước hạn. Khi rút trước hạn, khách hàng chỉ cần làm hợp đồng vay lại NH, thời gian vay bằng với thời gian còn lại trên sổ tiết kiệm, LS vay bằng LS huy động của NH.

Cứu thanh khoản là chính

LS huy động bắt đầu nóng hơn sau khi Thông tư 21 siết hoạt động cho vay trên thị trường liên NH có hiệu lực, khiến các NH phải đẩy mạnh huy động vốn tại thị trường dân cư.

Trên thực tế, từ cuối tháng 8, LS huy động tại một số NH nhỏ có dấu hiệu nóng lên. Động thái tăng LS hoặc đưa ra các chương trình khuyến mãi của các nhà băng trong bối cảnh này, theo lý thuyết có thể hiểu là do nhu cầu huy động vốn những tháng cuối năm khá mạnh. Nhu cầu vốn đặc biệt cao tại các NH huy động vàng, kể cả giữ hộ vàng trong bối cảnh giá tài sản này tăng cao hiện nay.

Ngoài ra, vấn đề vốn phục vụ cho vay trong giai đoạn này cũng cấp bách, khi mà các NH đang đẩy nhanh giải ngân để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Hoạt động trên thị trường liên NH bị siết chặt kể từ 1.9, nên nhu cầu vốn ngắn hạn cũng tăng lên.

Nói là vậy, nhưng theo số liệu công bố mới đây thì có thể thấy một nghịch lý là dù NH đẩy mạnh huy động, nhưng tín dụng tăng chậm. Số liệu Bộ KHĐT công bố cho thấy đến ngày 20.8 tăng trưởng tín dụng đạt 1,4% thì tổng số dư tiền gửi tại các NH đã tăng 11,23%. Số liệu NHNN cung cấp gần đây cho thấy đà giảm LS của các NH đang chững lại.

Tính đến ngày 30.8, thông tin từ 69 TCTD chiếm 90% thị trường cho thấy trong nửa cuối tháng 8, LS cho vay giảm rất chậm. Từ ngày 16 đến 30.8, tỉ trọng khoản vay có LS trên 15% chỉ giảm 1,9%, còn 22,7%. Một giám đốc NHTM ở TPHCM cho rằng sự chênh lệch giữa tăng trưởng huy động và cho vay đó là do một số NH dùng số tiền huy động từ dân cư để đầu tư vào trái phiếu Chính phủ (TPCP), trái phiếu kho bạc để dự trữ thanh khoản.

Còn  trong bối cảnh hiện nay, NH không dám đẩy mạnh cho vay bằng mọi giá. Và ngay chính trong buổi giao lưu trực tuyến mới đây giữa lãnh đạo NHNN, các chuyên gia tài chính Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ và giới DN cũng cho rằng, yêu cầu vốn nhiều và rẻ đã trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm. Đã qua 5 lần giảm LS vay, nhưng tăng trưởng tín dụng 7 tháng đầu năm vẫn thấp. Nguyên nhân là DN không đủ điều kiện tiếp cận vốn, các TCTD lại dựng hàng rào kỹ thuật quá cao, khó vượt.

Do đó, chuyển động của dòng vốn trên thị trường được các chuyên gia nhận định, bên cạnh việc các TCTD tích cực mua vào TPCP thì chủ yếu là dùng để cứu thanh khoản.

Nhiều chuyên gia cho rằng  lượng vốn mà các NH huy động được có tốc độ tăng trưởng gấp 10 lần đà tăng trưởng của tín dụng. Thực tế này chỉ phần nào giúp tình hình thanh khoản của các NH được cải thiện tốt hơn, chứ chưa thể gọi là “các nhà băng đang thừa vốn”. Bản thân lãnh đạo các NH cũng không giấu giếm và cho biết, chuyện gặp khó về thanh khoản là điều chắc chắn và NH đang giải quyết.

Một số NH đang giữ một số lượng lớn vàng gửi của người dân, lên tới 20% tổng vốn huy động. Khi giá lên cao, người gửi vàng đến NH rút vàng ra bán, việc các NH này đã phải huy động tiền đồng để mua lại số vàng mà người dân rút ra, thậm chí sẵn sàng trả giá cao hơn thị trường là điều hiển nhiên.

Bên cạnh đó, một số NH trong thời gian qua vẫn phải tăng huy động để bù vào lượng tiền đã trót cho vay “quá tay” trong thời gian trước đây. Đó cũng là lý do đẩy tăng LS huy động để giữ và hút khách.

Gia Miêu
Theo laodong.com.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập269
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm259
  • Hôm nay59,511
  • Tháng hiện tại856,209
  • Tổng lượt truy cập90,919,602
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây