Học tập đạo đức HCM

Làm việc “chui” ở nước ngoài: Lao động Hà Tĩnh trả giá đắt!

Thứ tư - 02/05/2018 19:32
Tự ý phá bỏ hợp đồng, làm việc “chui” ở nước ngoài, nhiều người lao động Hà Tĩnh đã và đang phải chịu nhiều hệ lụy. Không những thế, bộ phận này còn làm xấu hình ảnh người lao động Hà Tĩnh nói riêng và Việt Nam nói chung trong mắt bạn bè thế giới.
 

lam viec chui o nuoc ngoai lao dong ha tinh tra gia dat

Anh Hoàng Văn Đ. (xã Xuân Hồng - Nghi Xuân) bị tử vong khi lao động bất hợp pháp ở Đài Loan, đến nay, gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn để đưa thi thể anh về nước.

Tháng 6/2016, anh Hoàng Văn Đ. (SN 1988, ở thôn 5 – xã Xuân Hồng – Nghi Xuân) đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan theo con đường hợp pháp, được một thời gian, anh "nhảy" ra ngoài làm việc. Tháng 4 vừa qua, anh bị tử nạn và đến nay vẫn chưa có cơ quan chức năng nào đứng ra bảo lãnh, gia đình gặp khó khăn trong việc đưa thi thể anh về nước.

Bi đát không kém là trường hợp anh Nguyễn Văn M. ở xã Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh). Năm 2016, M. sang Angola lao động bất hợp pháp. Không may sau đó, M. bị tai nạn lao động và tử vong. Là lao động "chui" nên M. không được hưởng bất kỳ chế độ gì, thậm chí, để đưa được thi thể nạn nhân về nước, gia đình phải mất nhiều chi phí, thời gian cho các thủ tục pháp lý khác.

lam viec chui o nuoc ngoai lao dong ha tinh tra gia dat

Nhiều ngôi nhà cao tầng ở xã Xuân Hồng (huyện Nghi Xuân) được xây dựng từ những đồng ngoại tệ, song đằng sau đó cũng còn lắm nỗi niềm

Trao đổi với phóng viên, ông Trịnh Công Minh – Trưởng Công an xã Xuân Hồng (huyện Nghi Xuân) cho biết: “Xã hiện có 513 lao động làm việc ở nhiều nước như: Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Angola… Điều đáng nói là, một số người đi theo con đường du lịch rồi ở lại lao động “chui”, số khác hết hạn hợp đồng không về nước mà bỏ ra ngoài làm ăn. Tính đến nay, xã Xuân Hồng có khoảng chục lao động làm việc tại Hàn Quốc hết hạn hợp đồng, chưa trở về nước”.

Lao động “chui” không chỉ là vấn đề nhức nhối của xã Xuân Hồng mà của toàn tỉnh. Theo Sở LĐ-TB&XH, Hà Tĩnh hiện có gần 53.000 lao động làm việc ở nước ngoài, trong đó có tới 53% lao động không thuộc diện hợp đồng, chủ yếu thuộc các nước như: Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản…

Thực trạng này không những gây khó khăn cho công tác quản lý nguồn lao động mà khi có sự cố xảy ra thì người lao động phải chịu thiệt đầu tiên khi không được cơ quan chức năng và tổ chức nào bảo lãnh. Trường hợp lao động bị tử vong, chi phí đưa thi thể về nước mất khoảng 400 – 500 triệu đồng, gia đình hoàn toàn phải tự lo liệu…

Thực tiễn cho thấy, chính thực trạng lao động bất hợp pháp đã làm mất hình ảnh của người lao động Hà Tĩnh trong mắt các doanh nghiệp nước ngoài. Một số doanh nghiệp đã từ chối phỏng vấn đối với lao động có hộ khẩu ở Hà Tĩnh...

lam viec chui o nuoc ngoai lao dong ha tinh tra gia dat

Tổ chức các chương trình đối thoại chính sách về di cư an toàn và phòng ngừa di cư trái phép là việc làm cần thiết, góp phần nâng cao kiến thức về xuất khẩu lao động cho người dân. Ảnh tư liệu.

Trước hậu quả nhiều lao động bất hợp pháp gặp phải, hơn lúc nào hết, người lao động Hà Tĩnh cần thức tỉnh, chấm dứt tình trạng lao động bất hợp pháp, sớm trở về nước. Nếu muốn tiếp tục xuất ngoại thì làm lại thủ tục, hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, chính quyền địa phương cần làm "tròn" hơn nữa vai trò trách nhiệm trong việc tuyên truyền, vận động người lao động và gia đình tuân thủ nghiêm quy định pháp luật về xuất khẩu lao động.

Lao động hợp pháp sẽ được các cơ quan chức năng bảo hộ

Tháng 12/2017, anh Võ Công Th. (xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) bị tử vong khi đang lao động ở Đài Loan. Sau khi vụ việc xảy ra, thi thể anh Th. được các cơ quan chức năng Đài Loan và Việt Nam nhanh chóng đưa về nước. Gia đình anh cũng được nhận số tiền bảo hiểm tai nạn rủi ro hàng trăm triệu đồng.

Cuối tháng 8/2017, anh Nguyễn Tiến Th. (xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh) xuất cảnh làm việc trên tàu cá Hàn Quốc không may bị tai nạn lao động, không đủ sức khỏe để tiếp tục ở lại làm việc. Ngay sau đó, công ty môi giới lao động đã phối hợp với các đơn vị liên quan tại Hàn Quốc tiến hành xác minh, làm thủ tục về nước trước thời hạn và chi trả số tiền bảo hiểm cũng như các chế độ bảo trợ khác.

Đây là 2 trong số nhiều trường hợp lao động hợp pháp, được các cơ quan chức năng bảo hộ, đảm bảo quyền lợi khi gặp rủi ro.

Theo Thu Phương/baohatinh.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập281
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại816,016
  • Tổng lượt truy cập90,879,409
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây