Học tập đạo đức HCM

Lễ hội của làng nên để làng làm

Thứ năm - 07/03/2013 21:17
Một ngày đầu xuân, du hành về tỉnh N., chúng tôi cùng ông Chủ tịch MTTQ tỉnh nói chuyện "làm nghề”. Có lẽ câu chuyện này luôn phù hợp mỗi khi những người cùng nghề gặp nhau. Nhiều chuyện lắm, nhưng chuyện được nói nhiều hơn cả chính là vai trò của Mặt trận các cấp trong dịp lễ hội đầu năm.

 
 
Màn múa trống tại lễ hội Thổ Hà,
xã Vân Hà, huyện Việt Yên (Bắc Giang)
Ảnh: TL
 
Ai cũng mở đầu bằng cách viện dẫn những bài báo phê phán lễ hội đang diễn ra trên cả nước. Rất nhiều lễ hội "biến tướng” với nhiều biểu hiện "thiếu văn hoá”. Theo ông Chủ tịch N, trên địa bàn tỉnh cũng như ở nhiều địa phương trong cả nước có những lễ hội chỉ trong phạm vi một làng nhưng khi có cán bộ về dự khai mạc, phát biểu chỉ đạo thì lập tức bị lợi dụng và ...tung hô lên thành lễ hội cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia. Thế là cả nước, ở đâu cũng có lễ hội tầm cỡ, dân chúng đổ về nườm nượp làm tắc cả mấy cây số, quán ăn trong đền chùa mọc lên như nấm, hòm công đức đặt vô tội vạ, có những ngôi đền chỉ rộng mấy chục mét vuông có tới hơn chục hòm công đức. Lễ hội "Linh tinh tình phộc” ở làng Trám thuộc huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) chỉ là lễ hội của làng nhưng mấy năm nay nhờ báo chí khuếch trương, thành thử từ cán bộ cho đến dân kéo về đông nghịt, các dịch vụ mọc lên như nấm, khiến lễ hội của làng ngày nào giờ trở thành một lễ hội phồn thực quá mức.
 
Ở một góc độ khác, lễ hội hút khách, dịch vụ nhiều góp phần tăng ngân sách cho địa phương, nhưng vấn đề bảo tồn lễ hội cho đúng với phần hồn của nó, cho đúng với tâm thế "thảnh thơi đi chơi lễ hội” chứ không phải "chen nhau bẹp ruột” thì quả thực không phải địa phương nào cũng làm được và hầu như là không làm được.
 
Trước thực trạng đó, trong dịp đầu xuân này, cán bộ Mặt trận các cấp tỉnh N. được quán triệt, không nên đi dự khai mạc lễ hội nhiều. Lễ hội của làng thì cứ để dân làng làm, cán bộ không nên can thiệp quá sâu sẽ làm "hỏng” lễ hội.
Lê Tự
Nguồn:ddk.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập585
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm576
  • Hôm nay69,477
  • Tháng hiện tại774,590
  • Tổng lượt truy cập90,837,983
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây