Học tập đạo đức HCM

Lối nào cho doanh nghiệp xuất khẩu cao su?

Thứ ba - 02/10/2012 20:19
Việt Nam là một trong 3 nước có năng suất cao su cao nhất thế giới, trung bình đạt 1.720 kg/ha, ngang bằng Thái Lan và chỉ kém Ấn Độ. Đến cuối tháng 8/2012, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cao su đã thu về 1,78 tỉ USD. Đây được xem là con số ấn tượng, song các DN không mấy vui, bởi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Sản phẩm XK của Cty TNHH MTV Cao su Sông Bé.

Méo mặt vì lợi nhuận giảm mạnh

Vào thời điểm này năm ngoái, các DN xuất khẩu cao su rất phấn khởi vì đạt lợi nhuận cao nhờ cao su được giá, khối lượng xuất khẩu ổn định. Nhưng hiện tại, họ đang “méo mặt” bởi lợi nhuận giảm, nguyên nhân là do giá xuất khẩu giảm mạnh. Cụ thể, khối lượng xuất khẩu cao su tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 595.000 tấn; kim ngạch giảm khoảng 6%, còn 1,78 tỉ USD. Hiện, các DN cao su vẫn đang nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu để duy trì doanh thu, chấp nhận đẩy mạnh hàng ra trong bối cảnh giá xuống thấp để giải phóng hàng tồn kho, cắt lỗ.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2012 của 5 DN cao su đang niêm yết trên thị trường chứng khoán với các mã TNC, HRC, PHR, DPR và TRC, mặc dù tổng doanh thu thuần vẫn duy trì ở mức tương đối ổn định (912 tỉ đồng so với mức 920 tỉ đồng cùng kỳ năm 2011), nhưng lợi nhuận sau thuế lại sụt giảm và có xu hướng giảm dần theo quý. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý II/2012 của 5 DN này giảm 26% so quý I/2012 và giảm 24,11% so cùng kì năm 2011.

Trong khi đó, nhiều công ty tư nhân sản xuất mủ cao su ly tâm và cao su hỗn hợp cho biết, mặc dù đang cố gắng tăng cường khối lượng xuất khẩu, song họ vẫn đứng trước nguy cơ đóng cửa vì thua lỗ do giá xuất khẩu quá thấp và gánh nặng thuế xuất khẩu lên tới 3%, thay vì 0% trước đó (theo Thông tư 145/2011/TT của Bộ Tài chính, áp dụng từ ngày 8/12/2011).

Các DN ngành này cho biết, cao su đang là mặt hàng được Nhà nước khuyến khích xuất khẩu. Năm ngoái, giá cao su xuất khẩu tăng cao nên dù có đánh thuế, các DN vẫn có lãi, nhưng nay giá cao su giảm mạnh, nếu cộng thêm mức thuế xuất khẩu 3% thì sản phẩm cao su của Việt Nam rất khó bán, hoặc nếu cố gắng bán ở giá thấp thì DN sẽ phải chịu cảnh lỗ nặng.

Sản lượng giảm

 

Chế biến mủ cao su xuất khẩu tại Cty TNHH Trường Anh (Quảng Trị).


Theo ông Nguyễn Quang Hợp, Phó chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam, hiện cao su của nước ta chủ yếu xuất sang Trung Quốc và xuất thô theo đường tiểu ngạch để tránh bị đánh thuế ở cả hai chiều Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không mở rộng thị trường mà cứ phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc thì DN sẽ gặp rất nhiều rủi ro.

 

Được biết, trước đây, mỗi ngày các DN xuất qua biên giới Móng Cái (Quảng Ninh) từ 2.000 - 3.000 tấn cao su sơ chế, nhưng từ tháng 4/2012 tới nay, các đơn hàng từ phía Trung Quốc giảm dần, chỉ còn 200 -300 tấn/ngày, thậm chí một số DN có ngày không xuất được lô hàng nào. Hiện, giá cao su xuất sang Trung Quốc tại các cửa khẩu chính như Móng Cái (Quảng Ninh), Lào Cai đang bị ép xuống mức rất thấp, chỉ còn trên 15.000 NDT/tấn (tương đương 2.400 USD/tấn), trong khi năm ngoái, có lúc giá cao su đạt trên 6.000 USD/tấn. Ban quản lý cửa khẩu Móng Cái cho biết, phía Trung Quốc đang thực thi các biện pháp siết chặt dần khâu giao thương hàng hóa giữa hai bên theo phương thức tiểu ngạch để chuyển dần sang chính ngạch.

Tuy nhiên, việc tăng xuất khẩu cao su theo hệ chính ngạch sẽ khiến DN gặp nhiều trở ngại, đó là mức thuế cao và nhiều chi phí khác. Cụ thể là thuế VAT 10%, thuế nhập khẩu và các chi phí thủ tục khác vào khoảng 5.000 NDT/tấn, tiếp đó là cước vận chuyển đến nơi tiêu thụ… Vì vậy, nếu không tính toán phương án phù hợp, đơn vị kinh doanh sẽ rất khó xoay sở, gây trở ngại cho việc xuất khẩu cao su của các DN.

Trong khi đó, theo tin từ Ban quản lý cửa khẩu quốc tế Lào Cai, số DN và tư thương chuyên xuất khẩu mặt hàng cao su thiên nhiên của nước ta sang Trung Quốc chuyển địa chỉ giao dịch từ cửa khẩu Móng Cái đến cặp cửa khẩu Hà Khẩu (Lào Cai). Tuy nhiên, khối lượng xuất đi cũng không lớn. Hiện, trung bình chỉ xuất được 300 tấn/ngày do thị trường miền Tây Trung Quốc chưa có nhu cầu cao về mặt hàng này.

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, để cải thiện tình trạng trên, các DN xuất khẩu cao su cần nhanh chóng đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, đồng thời tranh thủ khai thác lợi thế của Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc nhằm tăng xuất khẩu hàng hóa theo diện chính ngạch, từ đó giảm phụ thuộc vào chính sách biên mậu của Trung Quốc.

Trần Trọng Triết

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập357
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại813,009
  • Tổng lượt truy cập90,876,402
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây