Học tập đạo đức HCM

Miền Trung khô hạn nghiêm trọng

Thứ sáu - 23/05/2014 23:43
Nắng nóng gay gắt kéo dài nhiều tháng qua khiến tình hình khô hạn trên địa bàn miền Trung hết sức nghiêm trọng. Hàng ngàn hécta đất nông nghiệp đành bỏ hoang vì thiếu nước tưới, trong khi người dân tại một số nơi không có nước sinh hoạt cả tháng qua.

 

Ruộng khô

Khi tìm đến thôn Bồ Mưng (xã Điện Thắng Bắc, Điện Bàn, Quảng Nam), đi đâu chúng tôi cũng nghe người dân than nắng nóng, gây hạn nghiêm trọng khiến hàng trăm hécta đất lúa vụ hè thu có nguy cơ bỏ hoang. Ông Nguyễn Đức Kính cho biết: Theo lịch thời vụ thì giữa tháng 5 này, chúng tôi phải làm đất để xuống giống vụ hè thu nhưng chờ mãi không có nước.

Người dân xã Đại Nghĩa (Đại Lộc) hàng ngày phải đi 4 - 5km để xin nước sinh hoạt.

Trong khi đó, tại các xã thuộc huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) nông dân đứng ngồi không yên khi tình trạng xâm nhập mặn ngày càng tiến sâu vào sông Cẩm Lệ. Hơn 2.000ha đất đang chờ nước để tiến hành gieo sạ, nhưng với tình hình nắng nóng diễn ra như hiện nay thì không biết bao giờ mới có thể xuống giống.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Hòa Vang, nếu cố gắng tận dụng mọi nguồn nước thì cũng chỉ gieo sạ được khoảng 2/3 diện tích. Nhiều tháng qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không có mưa, nắng nóng liên tục nên hầu hết các hồ đập thủy lợi trên địa bàn tỉnh mực nước thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái từ 0,5m đến gần 2m. Nhiều dòng sông trơ đáy, khu vực hạ lưu của các con sông Vu Gia, Thu Bồn mặn xâm nhập sâu vào từ 4 - 5km, có nơi trên 10km, độ mặn đo được tại một số trạm bơm trên sông Thu Bồn có lúc lên đến 18‰.

Ông Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam, than rằng: “Chưa bao giờ các hồ chứa của Quảng Nam khó khăn nguồn nước như hiện nay. Cũng theo ông Muộn, hiện ngành nông nghiệp tỉnh đang tập trung cao độ chống hạn với phương châm hạn chế đến mức thấp nhất diện tích đất nông nghiệp phải bỏ hoang”.

Trong khi đó, tại Thừa Thiên - Huế nắng nóng và mưa dông kéo dài những ngày qua là điều kiện thuận lợi để các ký sinh trùng sinh sôi nảy nở, gây bùng phát dịch bệnh đốm trắng trên tôm sú nuôi nước lợ. Đã có 50ha ao hồ tại các huyện Phú Lộc và Phú Vang mắc dịch khiến hơn 8 triệu con tôm giống chết. Ông Hà Dũng, người nuôi tôm ở xã Phú Xuân, huyện Phú Vang buồn rầu: “Mới đầu mùa đã nắng nóng gay gắt như thế này, không biết một hai tháng tới sẽ như thế nào nữa. Diện tích tôm nuôi bị bệnh chết chắc còn tăng thêm”.

Người khát

Tình trạng nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua cũng đã khiến nhiều địa phương rơi vào tình cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Tại thôn La Tháp Đông (xã Duy Hòa, Duy Xuyên, Quảng Nam) người dân đang phải chật vật về nguồn nước sạch để uống và sinh hoạt. Hơn 100 hộ dân nơi đây đã phải đi xin hoặc mua nước cách chỗ ở gần 10km trong hơn 1 tháng qua. Bởi hiện nay, tất cả các giếng đào trong thôn đều trơ đáy hoặc nhiễm phèn nặng, không sử dụng được.

Cùng cảnh ngộ, đã gần 1 tháng nay, người dân ở các xã Đại Thắng, Đại Nghĩa (Đại Lộc, Quảng Nam) phải thức dậy từ tờ mờ sáng mang thùng, can nhựa tìm về giếng đào ở các vùng ven sông Vu Gia để xin nước về dùng. Chị Lê Thị Bốn (Đại Nghĩa) than thở: “Nắng như thiêu như đốt thế này thì sông còn cạn huống gì là giếng. Mùa màng thất bát, cuộc sống khó khăn không mua nổi nước để dùng nên hàng ngày phải đạp xe hơn 5km để xin nước về uống. Mỗi lần cũng chỉ mang được khoảng 20 lít nên dùng rất tiết kiệm. Khốn khổ về nước lắm chú ơi”.

Tại thị trấn Ái Tử (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) người dân đang khốn đốn vì nguồn nước sinh hoạt bị cạn kiệt. Ông Đoàn Minh Triết, trưởng khu dân cư Tiểu khu 6, thị trấn Ái Tử cho biết, cả thị trấn có 965 hộ với gần 5.000 nhân khẩu nhưng gần nửa tháng trở lại đây Nhà máy nước Quảng Trị hầu như không cung cấp nước sinh hoạt cho địa phương nên một số hộ dân phải đầu tư từ 3 - 5 triệu đồng khoan giếng. Thế nhưng, dù đã khoan tới độ sâu 40m nhưng nước vẫn nhiễm phèn và nhiễm dầu rất nặng. Mặc dù vậy, người dân đành phải dùng nguồn nước ô nhiễm này, bởi tất cả sông suối đã cạn kiệt hơn 1 tháng qua.

Còn tại Đà Nẵng, Nhà máy nước Cầu Đỏ (nơi cung cấp nước sinh hoạt cho gần 80% hộ dân toàn thành phố) cũng đang rơi vào tình hình hết sức khó khăn khi nguồn nước lấy từ sông Cẩm Lệ đã bị nhiễm mặn nhiều tháng qua. Hiện nhà máy phải tăng cường máy bơm để bơm nước từ đập An Trạch về xử lý. Tuy nhiên, đại diện nhà máy nước này cho rằng, lượng nước ở đập An Trạch cũng đang giảm mạnh, nếu nắng nóng kéo dài 1 tháng nữa thì nguy cơ thiếu hụt nguồn nước là khó tránh khỏi.


NGUYỄN HÙNG - VĂN THẮNG
Nguồn sggp.org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập294
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại815,981
  • Tổng lượt truy cập90,879,374
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây